Cao Bằng - Vùng đất đầy triển vọng đầu tư và phát triển

Cao Bằng - Vùng đất đầy triển vọng đầu tư và phát triển
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các doanh nghiệp nhận chủ trương đầu tư và ký kết ghi nhớ đầu tư vào tỉnh Cao Bằng tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Cao Bằng 2018. Ảnh: Thống Nhất
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các doanh nghiệp nhận chủ trương đầu tư và ký kết ghi nhớ đầu tư vào tỉnh Cao Bằng tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Cao Bằng 2018. Ảnh: Thống Nhất

Theo ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng,tỉnh luôn mong muốn hợp tác với tất cả các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, coi thành công của doanh nghiệp là động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Nhờ vậy, giai đoạn 2015 - 2018, Cao Bằng đã thu hút được 260 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 40.720 tỷ đồng.

“Non nước Cao Bằng” được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Ảnh: TTXVN Động Ngườm Ngao là một trong những hang động độc đáo và đẹp nhất Việt Nam. Ảnh: Hoang Hà
“Non nước Cao Bằng” được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Ảnh: TTXVN
 
“Non nước Cao Bằng” được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Ảnh: TTXVN Động Ngườm Ngao là một trong những hang động độc đáo và đẹp nhất Việt Nam. Ảnh: Hoang Hà
Động Ngườm Ngao là một trong những hang động độc đáo và đẹp nhất Việt Nam. Ảnh: Hoang Hà

Cao Bằng có núi non hùng vĩ, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hang Pác Bó - suối Lê Nin… và đặc biệt Cao Bằng vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mang bản sắc riêng của Cao Bằng, tỉnh đã đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng và khai thác các khu du lịch có tiềm năng; tăng cường bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên... Trong 3 năm gần đây, lĩnh vực du lịch luôn đạt tốc độ tăng trưởng gần 30%/năm.

Sản xuất chiếu nan từ nguyên liệu trúc sào tại Công ty TNHH một thành viên 688, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng). Năm 2018, công ty sản xuất hàng trăm ngàn sản phẩm, ổn định việc làm cho hơn 40 lao động. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Sản xuất chiếu nan từ nguyên liệu trúc sào tại Công ty TNHH một thành viên 688, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng). Năm 2018, công ty sản xuất hàng trăm ngàn sản phẩm, ổn định việc làm cho hơn 40 lao động. Ảnh: Trần Việt - TTXVN

Kỹ sư Hoàng Thị Bình, người dân tộc Nùng, kiểm tra mô hình lúa nếp Ong Trùng Khánh (Cao Bằng). Ảnh: TTXVN phát
Kỹ sư Hoàng Thị Bình, người dân tộc Nùng, kiểm tra mô hình lúa nếp Ong Trùng Khánh (Cao Bằng). Ảnh: TTXVN phát

Với tiềm năng kinh tế cửa khẩu, Cao Bằng tập trung huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh; đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư... Dù còn một số khó khăn nhưng đến nay, tỉnh đã thu hút được 60 dự án của các nhà đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 9.000 tỷ đồng và 23 triệu USD. Hiện nay, 26 dự án đã đi vào hoạt động, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp cũng là “điểm nhấn” thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Những cánh rừng nhiệt đới bao phủ 54% diện tích toàn tỉnh với đất đai, nguồn nước, không khí trong lành rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sạch.

Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng sẽ trở thành một đô thị công nghiệp hiện đại và năng động của vùng Đông Bắc. Ảnh: Hoàng Hà Diện mạo Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng đang từng bước được hiện đại. Ảnh: Hoàng Hà Du khách làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu Tà Lùng. Ảnh: Hoàng Hà
Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng sẽ trở thành một đô thị công nghiệp hiện đại và năng động của vùng Đông Bắc. Ảnh: Hoàng Hà
 
Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng sẽ trở thành một đô thị công nghiệp hiện đại và năng động của vùng Đông Bắc. Ảnh: Hoàng Hà Diện mạo Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng đang từng bước được hiện đại. Ảnh: Hoàng Hà Du khách làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu Tà Lùng. Ảnh: Hoàng Hà
Diện mạo Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng đang từng bước được hiện đại.
Ảnh: Hoàng Hà

 
Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng sẽ trở thành một đô thị công nghiệp hiện đại và năng động của vùng Đông Bắc. Ảnh: Hoàng Hà Diện mạo Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng đang từng bước được hiện đại. Ảnh: Hoàng Hà Du khách làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu Tà Lùng. Ảnh: Hoàng Hà
Du khách làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu Tà Lùng. Ảnh: Hoàng Hà
Cơ chế, chính sách thuận lợi, hạ tầng phát triển đồng bộ, thủ tục thông thoáng… sẽ là những yếu tố tích cực giúp Cao Bằng phát triển mạnh mẽ. Điều đó không chỉ góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn làm vững chắc thêm vùng biên cương Tổ quốc.
Quốc Đạt

Có thể bạn quan tâm