Cải thiện đời sống người dân thông qua hình thức nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng ở Kon Tum

Cải thiện đời sống người dân thông qua hình thức nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng ở Kon Tum
Đây là số tiền thu từ 32/33 đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trong đó, có 22 nhà máy thủy điện đã vận hành và nộp tiền dịch vụ môi trường rừng, một nhà máy thủy điện mới ký hợp đồng và 9 nhà máy sản xuất, kinh doanh nước sạch.

Nhờ vào nguồn quỹ này, hơn 360.000 ha (trong tổng số gần 800.000 ha rừng và đất rừng) được giao khoán và bảo vệ nghiêm ngặt. Đặc biệt là nguồn lực tài chính bền vững đã được tạo ra để đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của các chủ rừng và chính quyền địa phương trong bối cảnh kinh phí chi cho công tác quản lý, bảo vệ rừng từ Nhà nước hết sức khó khăn.
          
Thông qua việc giao khoán rừng cho các ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, các hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn bảo vệ, đời sống của người dân tham gia quản lý và bảo vệ rừng được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là người dân sống trong rừng, gần rừng, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Từ đó,  tỉnh đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, huy động đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội được ổn định ở các địa bàn dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
       
Bên cạnh việc tạo nguồn tài chính ổn định cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng, sinh kế của người dân, đặc biệt là những hộ gia đình, cá nhân là người đồng bào thiểu số sống trong rừng và gần rừng đã được cải thiện đáng kể. Hiện nay, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được nhà nước giao đất, giao rừng, trung bình mỗi năm thu nhập từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng đạt bình quân mỗi hộ gia đình khoảng 4,3 triệu đồng/hộ/năm; cộng đồng dân cư thôn khoảng 31,6 triệu đồng/cộng đồng/năm. Nhận khoán quản lý bảo vệ rừng, thu nhập bình quân mỗi hộ gia đình nhận khoán khoảng 7,3 triệu đồng/hộ/năm; cộng đồng dân cư thôn khoảng 115 triệu đồng/cộng đồng/năm; nhóm hộ khoảng 39 triệu đồng/nhóm hộ/năm và tổ chức khoảng 308 triệu đồng/tổ chức/năm.
       
Có thể khẳng định, sau gần 8 năm thực hiện, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã góp phần rất lớn vào công cuộc giữ rừng. Đặc biệt là đã góp phần tăng thu nhập cho người dân trực tiếp bảo vệ rừng, tạo việc làm cho hàng ngàn người dân ở vùng sâu, vùng xa được nhà nước giao đất, giao rừng hoặc tham gia bảo vệ rừng thông qua hình thức nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng. Qua đó, thu nhập của người dân tăng lên, góp phần cải thiện cuộc sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Quang Thái

Có thể bạn quan tâm