Các địa phương nỗ lực khắc phục thiệt hại của bão số 12

Các địa phương nỗ lực khắc phục thiệt hại của bão số 12
Đắk Lắk

Bão số 12 đổ bộ vào tỉnh Đắk Lắk khiến các huyện phía Đông của tỉnh bị thiệt hại nặng nề. Đến 16 giờ ngày 4/11, tại huyện Krông Bông, mưa lũ khiến 1 người chết, 2 người bị thương; gió giật cấp 7, cấp 8 và mưa kéo dài trên trên địa bàn các huyện Yang Mao, Cư Đrăm, Cư Pui làm 35 căn nhà bị sập hoàn toàn, gần 400 căn nhà và các công trình công cộng bị tốc mái, trong đó có trụ sở làm việc của HĐND và Trạm Y tế xã Yang Mao; mưa lớn cũng làm ngập úng khoảng 800 ha cà phê, tiêu, lúa và các loại hoa màu khác...

Một ngôi nhà tại huyện Krông Bông (Đắk Lắk) bị sập hoàn toàn. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Một ngôi nhà tại huyện Krông Bông (Đắk Lắk) bị sập hoàn toàn.
Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Lâm Đồng

Từ chiều tối 3/11 đến sáng 4/11, do ảnh hưởng của cơn bão số 12, trên địa thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương và Lạc Dương (Lâm Đồng) có mưa lớn và gió giật mạnh, làm nhiều diện tích cây trồng bị ngập nước, hàng loạt cây cổ thụ bị gió đánh bật gốc…

Lốc cuốn một ngôi nhà khung sắt xuống mặt đường Quốc lộ 27C. Ảnh : Chu Quốc Hùng- Đặng Anh Tuấn- TTXVN
Lốc cuốn một ngôi nhà khung sắt xuống mặt đường Quốc lộ 27C.
Ảnh : Chu Quốc Hùng- Đặng Anh Tuấn- TTXVN

Ông Phan Công Ngôn - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng cho biết, tại xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương bị ngập 40 ha cây trồng nông nghiệp, trên 50 căn nhà bị tốc mái.

Lực lượng chức năng đang xử lý cây bị gãy đổ trên các tuyến đường của nội đô thành phố Đà Lạt. Anh Tuấn- TTXVN
Lực lượng chức năng đang xử lý cây bị gãy đổ trên các tuyến đường của nội đô thành phố Đà Lạt. Anh Tuấn- TTXVN

Nhiều cây cối tại thành phố Đà Lạt bị gió quật gãy đổ. Sáng 4/11, một cây tùng cổ thụ khoảng 60 năm tuổi trên đường Yersin, Phường 10, thành phố Đà Lạt bị gió giật ngã, đổ ập vào một cửa hàng chuyên kinh doanh gas nhưng rất may không có thiệt hại về người.

Một chiếc máy xúc bị nhấn chìm trên địa bàn huyện Lạc Dương. Ảnh : Chu Quốc Hùng- Đặng Anh Tuấn- TTXVN
Một chiếc máy xúc bị nhấn chìm trên địa bàn huyện Lạc Dương.
Ảnh : Chu Quốc Hùng- Đặng Anh Tuấn- TTXVN

Bão cũng quật ngã ít nhất 10 cây cổ thụ hàng chục năm tuổi trên 8 tuyến đường của nội đô thành phố gồm: đường Nguyễn Du, Yersin, Trần Hưng Đạo, Ba tháng Tư, Yết Kiêu, Lê Hồng Phong và Đinh Tiên Hoàng...

Để đảm bảo an toàn cho người và tài sản cho hành khách, một số hãng vận tải hành khách đi các tỉnh phía Bắc qua tuyến Quôc lộ 27C (tuyến đường nối phố núi Đà Lạt với phố biển Nha Trang) đã thông báo tạm ngưng hoạt động trong ngày 4/11; sau đó tùy thuộc tình hình thời tiết sẽ nối tuyến trở lại.

Mưa lũ tàn phá, cuốn trôi nhà và phương tiện máy móc trên địa bàn huyện Lạc Dương. Ảnh : Chu Quốc Hùng- Đặng Anh Tuấn- TTXVN
Mưa lũ tàn phá, cuốn trôi nhà và phương tiện máy móc trên địa bàn huyện Lạc Dương. Ảnh : Chu Quốc Hùng- Đặng Anh Tuấn- TTXVN

Tuyến đường đèo Prenn - của ngõ vào thành phố Đà Lạt cũng bị ách tách cục bộ do nhiều cây thông ngã đổ. Lực lượng chức năng đã tiến hành phân luồng giao thông và chặt hạ những cây bị ngã đổ xuống đường.

Sáng 4/11, Sở Giáo dục và Đào tạo  Lâm Đồng đã thông báo tới toàn bộ các trường cấp 2, 3 trên địa bàn tỉnh về việc cho học sinh nghỉ học trong ngày 4/11, sau đó các trường sẽ bố trí cho học sinh học bù vào thời điểm thích hợp.
Mưa lũ tàn phá, cuốn trôi nhà và phương tiện máy móc trên địa bàn huyện Lạc Dương. Ảnh : Chu Quốc Hùng- Đặng Anh Tuấn- TTXVN
Mưa lũ tàn phá, cuốn trôi nhà và phương tiện máy móc trên địa bàn huyện Lạc Dương. Ảnh : Chu Quốc Hùng- Đặng Anh Tuấn- TTXVN

Hiện tất cả các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã xả lũ với lưu lượng khoảng 75m3/s. Chi cục Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng cảnh báo, mưa bão có thể gây lũ quét đột ngột tại các sông suối, vùng trũng thấp, đề nghị nhân dân nâng cao cảnh giác và không ra ngoài nếu không thực sự cần thiết.

Ninh Thuận

Dù không trực tiếp đổ bộ vào tỉnh Ninh Thuận song bão số 12 đã gây mưa lớn kèm theo gió mạnh khiến nhiều nhà dân, trường học tại các địa phương trong tỉnh Ninh Thuận bị tốc mái, hư hỏng. Cây cối, hoa màu tại nhiều khu vực bị ngã đổ.

Tính đến 14 giờ 30 phút ngày 4/11, tại huyện Bác Ái có 26 nhà dân, 44 phòng học trường Tiểu học Phước Thành B bị tốc mái; nhà ăn trường mẫu giáo Phước Đại và trụ ăng-ten Đài truyền thanh xã Phước Tiến bị sập. Trên địa bàn toàn huyện mất điện.

Nhiều nhà dân, trường học ở huyện miền núi Bác Ái bị tốc mái. Ảnh: Công Thử - TTXVN
Nhiều nhà dân, trường học ở huyện miền núi Bác Ái bị tốc mái.
Ảnh: Công Thử - TTXVN

Tại khu vực huyện Ninh Sơn đã có 8 nhà dân, phòng thư viện (khoảng 10 m2) của trường Tiểu học Lâm Sơn B và 25 m2 của trường Tiều học Ma Nới bị tốc mái. Hai trụ điện hạ thế bị đổ (xã Nhơn Sơn), nhiều cây xanh tại các thôn Gòn, Lâm Phú, Lâm Quý (xã Lâm Sơn) bị ngã đổ. Tại huyện Thuận Bắc, có 12 nhà dân bị tốc mái, nhiều cây cối hoa màu bị đổ.

Khu vực tỉnh Ninh Thuận đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to kéo dài, lượng mưa phổ biến 40-60mm. Vào lúc 14 giờ ngày 4/11, mực nước trên sông Cái Phan Rang tại trạm thuỷ văn Tân Mỹ đo được là: 36,17m, trên mức báo động 1 là: 0,17m.

Tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương tăng cường theo dõi, cảnh giác các khu vực trọng điểm thường xuyên và có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất như: Xã Lâm Sơn, Mỹ Sơn, Hòa Sơn, Ma Nới (huyện Ninh Sơn); xã Phước Chính, Phước Thành, Phước Trung, Phước Bình (huyện Bác Ái); xã Lợi Hải, Bắc Phong, Công Hải, Phước Chiến (huyện Thuận Bắc). Cần đề phòng ngập úng do mưa lớn kết hợp với triều cường khu vực vùng trũng ven biển tại các khu vực xung yếu của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, huyện Ninh Phước, huyện Thuận Nam, huyện Ninh Hải. Đồng thời, chủ động theo dõi tình mưa lũ và mực nước tại các hồ chứa để có biện pháp đảm bảo công tác an toàn hồ chứa, đặc biệt là các hồ: Sông Sắt, Sông Biêu, Ông Kinh, CK7.

Chính quyền địa phương cùng các đơn vị cứu hộ đang khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại nhằm sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt.

Kon Tum

Do ảnh hưởng của bão số 12, đến 16 giờ ngày 4/11, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có 5 ngôi nhà, 1 trường học bị tốc mái, trên 2 tuyến tỉnh lộ 673, tỉnh lộ 676 đã xuất hiện nhiều điểm bị sạt lở nặng, gây ách tắc giao thông. Đặc biệt, đã có 1 trường hợp tử vong khi đi chăn bò bị sạt lở đất. Nạn nhân là Y Nga (học sinh lớp 5, trú tại thôn Bê Rê, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei).

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tính đến 16 giờ ngày 4/11, bão số 12 đã gây thiệt hại tại 2 huyện Đăk Glei và Kon Plong. Tại huyện Đăk Glei, có 2 nhà dân bị tốc mái (ở thôn Bung Kon, xã Đăk Blô); chính quyền xã đã huy động lực lượng  sửa chữa để đảm bảo ổn định đời sống cho bà con. Tại huyện Kon Plong có 3 ngôi nhà của các hộ dân bị tốc mái; mái vòm của UBND xã Hiếu; trường Trung học cơ sở ngay cạnh UBND xã cũng bị tốc mái một phần.

Các tuyến đường do Sở Giao thông vận tải quản lý cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng; nhiều tuyến đường, đèo có hiện tượng tắc đường, tê liệt, phương tiện không thể lưu thông. Cụ thể, ở tỉnh lộ 673 (tại Km16+300), đã xảy ra sụt ta-luy dương, đất tràn lấp mặt đường gây ách tắc giao thông, xe ô tô các loại không qua lại được. Tại Km19+800, có 1 cây đường kính 1mét đổ ngang đường, lực lượng chức năng đã cắt dọn để đảm bảo giao thông. Ngoài ra, tại một số vị trí cũng xảy ra sụt lở ta-luy dương, đất tràn mặt đường như Km20+600, Km20+980, Km21+700, Km22+050, Km29+600... gây tắc đường.

Tại tỉnh lộ 676 cũng xảy ra tình trạng sạt lở ta-luy dương, đất tràn mặt đường dài 30m, cao 0,4m; nhiều nơi đất tràn lấp mặt đường dài 80m, cao 0,5m gây tắc đường nghiêm trọng. Đơn vị quản lý đường đã điều động máy đào tới dọn để đảm bảo giao thông.

Quảng Nam

Theo thông tin từ UBND xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, một trận lốc vào trưa  4/11 đã làm hơn 80 nhà dân  bị sập, tốc mái và làm 5 người bị thương; trong đó có 2 nhà bị sập hoàn toàn, khoảng 40 nhà bị tốc mái gần như toàn bộ, số nhà còn lại bị hư hại từ khoảng 30-50%; 5 người bị thương đang được đưa đi sơ cứu, cấp cứu tại Trạm y tế xã Tam Hải và Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Mưa lớn gây ngập sâu trên đường Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ. Ảnh : Đỗ Văn Trưởng- TTXVN
Mưa lớn gây ngập sâu trên đường Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ.
Ảnh : Đỗ Văn Trưởng- TTXVN

Ngay sau khi xảy ra lốc xoáy, chính quyền xã Tam Hải đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm rà soát, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa bão. Tuyến phà duy nhất vận chuyển người và phương tiện cũng như lương thực thực phẩm từ đất liền ra xã đảo Tam Hải hiện ngưng hoạt động.

*Các huyện phía Đông của tỉnh Đắk Lắk bị thiệt hại nặng nề bởi bão số 12. Tính đến 16 giờ ngày 4/11, tại huyện Krông Bông có 1 người chết, 2 người bị thương. Gió giật cấp 7, cấp 8 và mưa kéo dài trên trên địa bàn các huyện Yang Mao, Cư Đrăm, Cư Pui làm 35 căn nhà bị sập hoàn toàn, gần 400 căn nhà và các công trình công cộng bị tốc mái, trong đó có trụ sở làm việc của HĐND và Trạm y tế xã Yang Mao. Mưa lớn cũng làm ngập úng khoảng 800 ha cà phê, tiêu, lúa và các loại hoa màu khác.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Y Yang Gry Niê Knơng cùng đoàn công tác của tỉnh đã trực tiếp về huyện Krông Bông thăm hỏi gia đình có người tử vong do bão; chỉ đạo lực lượng chức năng triển khai khắc phục hậu quả của bão, di dời các hộ dân vùng ngập lụt và tài sản đến nơi an toàn.

Chủ tịch UBND huyện Krông Bông Huỳnh Bài cho biết: Do vẫn có mưa lớn và gió giật mạnh trên diện rộng nên chưa thể thống kê hết thiệt hại do mưa lũ gây ra. Trước mắt huyện đã huy động hàng trăm chiến sỹ công an, bộ đội và dân quân tự vệ tại chỗ hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả của bão, triển khai các phương án trực 24/24h, hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Quảng Ngãi

Ngày 4/11, một trận lốc xoáy với cường độ lớn đã xảy ra tại tỉnh Quảng Ngãi làm tốc mái 56 ngôi nhà và gây thiệt hại về tài sản của người dân. Cụ thể 40 ngôi nhà ở xã Đức Phong, huyện Mộ Đức và 16 ngôi nhà ở xã Bình An, huyện Bình Sơn bị tốc mái.

Nhiều ngôi nhà bị hư hỏng nặng. Ảnh: Phước Ngọc - TTXVN
Nhiều ngôi nhà bị hư hỏng nặng. Ảnh: Phước Ngọc - TTXVN

Ông Võ Đức Chi (thôn Thạch Thang, xã Đức Phong) kể lại: Lốc diễn ra khoảng 10 phút nhưng để gió thốc mạnh làm tôn, ngói rơi vãi, vỡ vụn. Tại hiện trường, các vật dụng văng tung tóe khắp nhà; cửa sắt bị gió quật đổ. Nhiều cây cổ thụ ngã la liệt, chắn cả lối dẫn vào thôn Thạch Thang. Người dân phải dùng đến cưa máy, cưa từng đoạn để dọn đường đi.
Người dân khắc phục hậu quả do lốc xoáy gây ra. Ảnh: Phước Ngọc - TTXVN
Người dân khắc phục hậu quả do lốc xoáy gây ra. Ảnh: Phước Ngọc - TTXVN

Ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Đức Phong cho biết lực lượng tại chỗ của xã đã phối hợp với Huyện đội, Bộ đội Biên phòng, dân quân các xã khác hỗ trợ nhân dân khắc phục thiệt hại, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Dự kiến đến tối 4/11, xã sẽ hoàn thành việc lợp lại mái các nhà bị tốc.

Bộ đội Biên phòng lợp lại mái nhà cho người dân. Ảnh: Phước Ngọc - TTXVN
Bộ đội Biên phòng lợp lại mái nhà cho người dân. Ảnh: Phước Ngọc - TTXVN

Ông Đỗ Thiết Khiêm - Phó Bí thư huyện Bình Sơn thông tin, do mưa lớn kéo dài, tuyến đường từ xã Bình Hiệp lên xã Tịnh Thọ đoạn qua cầu Bảy bị ngập nặng. Từ sáng 4/11, chính quyền xã đã yêu cầu người dân không lưu thông qua đoạn đường này và bố trí lực lượng dân quân túc trực đề phòng tình huống xấu xảy ra.
TTXVN

Có thể bạn quan tâm