Cả nước có 33% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả

Cả nước có 33% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả
Sản xuất rau an toàn tại hộ chị Đoàn Thị Luyến, xã viên Hợp tác xã sản xuất rau an toàn thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Sản xuất rau an toàn tại hộ chị Đoàn Thị Luyến, xã viên Hợp tác xã sản xuất rau an toàn thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Các hợp tác xã hoạt động hiệu quả nhờ có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chuyên ngành, có tiềm lực kinh tế và tham gia vào chương trình sản xuất công nghệ cao, an toàn; thực hiện liên kết để mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Sản xuất rau an toàn tại hộ chị Đoàn Thị Luyến, xã viên Hợp tác xã sản xuất rau an toàn thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Sản xuất rau an toàn tại hộ chị Đoàn Thị Luyến, xã viên Hợp tác xã sản xuất rau an toàn thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai các mô hình hợp tác xã (HTX) điểm về đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật, liên kết với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè, cà phê, tiêu, lúa, tôm ở 7 địa phương đại diện cho các vùng, miền. Trên cơ sở đó, các địa phương  xây dựng 252 mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả để đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng.
Hợp tác xã chăn nuôi Song Mã, xã Minh Tiến, huyện Đại Từ, được thành lập năm 2016, với tống vốn đầu tư hơn 4 tỷ đồng, chăn nuôi đà điểu. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Hợp tác xã chăn nuôi Song Mã, xã Minh Tiến, huyện Đại Từ, được thành lập năm 2016, với tống vốn đầu tư hơn 4 tỷ đồng, chăn nuôi đà điểu. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Thực hiện thí điểm mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo Quyết định số 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020”, đã lựa chọn 156 hợp tác xã và 19 tổ hợp tác tham gia thí điểm.
Hợp tác xã chăn nuôi Song Mã, xã Minh Tiến, huyện Đại Từ, được thành lập năm 2016, với tống vốn đầu tư hơn 4 tỷ đồng, chăn nuôi đà điểu. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
 Hợp tác xã chăn nuôi Song Mã, xã Minh Tiến, huyện Đại Từ, được thành lập năm 2016, với tống vốn đầu tư hơn 4 tỷ đồng, chăn nuôi đà điểu. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Để phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang xây dựng Đề án Đổi mới, phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động hiệu quả đến năm 2020.
Hợp tác xã chăn nuôi Song Mã, xã Minh Tiến, huyện Đại Từ, được thành lập năm 2016, với tống vốn đầu tư hơn 4 tỷ đồng, chăn nuôi đà điểu. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Hợp tác xã chăn nuôi Song Mã, xã Minh Tiến, huyện Đại Từ, được thành lập năm 2016, với tống vốn đầu tư hơn 4 tỷ đồng, chăn nuôi đà điểu. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Tại thời điểm Luật hợp tác xã có hiệu lực (1/7/2013), cả nước có 13/18 liên hiệp và 7.211/10.425 HTX nông nghiệp cần phải đăng ký lại. Đến hết năm 2016, có 11 liên hiệp và 6.724 HTX nông nghiệp đã đăng ký lại, đạt tỷ lệ 93,25%. Để đẩy nhanh tiến độ đăng ký lại hợp tác xã theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều văn bản chỉ đạo và ban hành “Tài liệu hướng dẫn thành lập và tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã đối với hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp” để các địa phương đẩy mạnh việc tổ chức lại hoạt động của các hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2012.
Hợp tác xã chăn nuôi động vật bản địa xã Tân Tranh, huyện Phú Lương, được thành lập năm 2015, tống vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng, nuôi các loại động vật cung cấp cho thị trường cả nước. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Hợp tác xã chăn nuôi động vật bản địa xã Tân Tranh, huyện Phú Lương, được thành lập năm 2015, tống vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng, nuôi các loại động vật cung cấp cho thị trường cả nước. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Đến cuối năm 2016, cả nước có 21 liên hiệp và trên 10.700 hợp tác xã nông nghiệp, với gần 4 triệu thành viên hợp tác xã nông nghiệp, bình quân khoảng 367 thành viên/hợp tác xã.
Bích Hồng

Có thể bạn quan tâm