Bến Tre xây dựng các chuỗi nông sản chủ lực

Bến Tre xây dựng các chuỗi nông sản chủ lực
Bưởi da xanh thuộc nhóm 8 loại nông sản chủ lực của tỉnh Bến Tre
Bưởi da xanh thuộc nhóm 8 loại nông sản chủ lực của tỉnh Bến Tre
Theo ông Cao Văn Trọng, việc xây dựng mô hình liên kết để tiêu thụ sản phẩm là nội dung trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ở địa phương. Đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp  ký hợp đồng thu mua sản phẩm với các hộ dân ở các địa phương trong tỉnh. Cụ thể, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre ký hợp đồng với 591 hộ với gần 444 ha, thu mua 100 sản phẩm dừa trái; Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Mekong ký hợp đồng với 40 hộ dân tại xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm với trên 20 ha, thu mua 100% dừa uống nước; cơ sở Hương Miền Tây, Công ty Hoàng Quý và Công ty VinEco đã lý hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Hợp tác xã bưởi da xanh Bến Tre với trên 35 ha. Ngoài ra, nhiều cơ sở, doanh nghiệp khác đang thỏa thuận, ký hợp đồng thu mua nông sản với các tổ hợp tác, hợp tác xã khác trên địa bàn. Đến nay, Bên Tre có 3 chuỗi sản phẩm bước đầu hình thành và có chiều hướng phát triển tốt đó là chuỗi cây dừa, cây bưởi da xanh và cây chôm chôm. Trong đó, chuỗi dừa có nhiều doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân gắn kết chặt chẽ với các tổ hợp tác, hợp tác xã, điển hình như Công ty TNHH chế biến Dừa Lương Quới, Công ty Mekong Food, Công ty Betrimex…. Riêng các sản phẩm lợn, bò, hoa kiểng đang trong giai đoạn củng cố, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã và mời gọi doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Lập, một số tổ hợp tác, hợp tác xã ở địa phương đã quan tâm đầu tư xây dựng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để xây dựng thương hiệu hàng hóa. Đặc biệt là một số sản phẩm đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể như Bò Ba Tri, chôm chôm Chợ Lách, giống hoa kiểng Cái Mơn, nhãn Long Hòa. Địa phương cũng đang xây dựng chỉ dẫn địa lý Bến Tre đối với bưởi da xanh và dừa xiêm xanh, xây dựng nhãn hiệu, chứng nhận đối với con lợn Mỏ Cày Nam. Để việc xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở Bến Tre đạt hiệu quả cao, thời gian tới, Bến Tre đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia sản xuất theo chuỗi. Tỉnh tăng cường hoạt động nghiên cứu, cập nhật, dự báo thông tin thị trường nông sản để giúp nông dân có kế hoạch sản xuất phù hợp; thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý. Bến Tre cũng đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đồng thời sớm hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, xác định mùa vụ hợp lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường. Tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp; thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ, chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản… nhằm tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Bà Phan Thị Thu Sương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre cho biết, Bến Tre đang triển khai xây dựng chuỗi giá trị trên 8 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh là dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, bò, lợn và con tôm biển. Bước đầu đã hình thành những vùng nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn của doanh nghiệp.
Công Trí

Có thể bạn quan tâm