An toàn thực phẩm Tết và nỗ lực kiểm soát thực phẩm

An toàn thực phẩm Tết và nỗ lực kiểm soát thực phẩm
Để tăng cường công tác kiểm soát thực phẩm không an toàn có thể tràn về thành phố, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ngay từ đầu tháng 12, Ban chỉ đạo liên ngành Thành phố đã lập kế hoạch hành động triển khai trong đợt cao điểm Tết.    
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng thị sát tại chợ đầu mối Hóc Môn. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng thị sát tại chợ đầu mối Hóc Môn. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Hiện có 111 đoàn thanh tra liên ngành, chuyên ngành từ cấp thành phố đến cấp quận, huyện và phường, xã được lập để tăng cường kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Các mặt hàng được chú trọng kiểm tra trong đợt này là thịt, giò chả, lạp xưởng, bánh mứt tết, nước giải khát… Đặc biệt, ông Hưng nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm và công khai trên các phương tiện truyền thông các trường hợp vi phạm để tạo sự răn đe”.      Bên cạnh đó, bà Huỳnh Thị Kim Cúc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, cần kiểm soát tốt nguồn gốc thực phẩm tại các chợ đầu mối. “Hiện 3 chợ đầu mối nông sản, thực phẩm lớn là Chợ đầu mối Hóc Môn, Thủ Đức và Bình Điền cung ứng khoảng 80% nguồn hàng thực phẩm đi vào thành phố. Chỉ cần kiểm soát tốt tại các chợ đầu mối thì đã có thể ngăn chặn được phần lớn thực phẩm không an toàn”, bà Cúc nói. Do vậy, càng gần đến cuối năm, đơn vị này đã tăng thêm lực lượng, liên tục kiểm tra, lấy mẫu, phân tích dư lượng chất cấm, kiểm soát nguồn gốc… của thực phẩm nhập chợ trước khi bán ra thị trường.  
An toàn thực phẩm Tết và nỗ lực kiểm soát thực phẩm ảnh 2
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng thị sát tại chợ đầu mối Hóc Môn vào đêm 24, rạng sáng 25/01/2017. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Cùng với việc thanh tra, kiểm tra, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Tết Nguyên đán 2017, thành phố triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bằng mọi cách đưa thực phẩm an toàn đến tận tay người tiêu dùng. Cụ thể, thành phố sẽ tổ chức 10.304 điểm bán hàng bình ổn, tăng 1.099 điểm bán so với 2015, trong đó có 3.943 điểm bán hàng lương thực, thực phẩm.       Để tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm Tết, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan; trong đó, có 3 ngành chủ lực là y tế, công thương, nông nghiệp tăng cường kiểm soát thực phẩm bẩn.    Cụ thể, UBND thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, ngăn chặn lây lan dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua các cửa ngõ ra vào thành phố.    
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng thị sát tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vào đêm 24, rạng sáng 25/01/2017. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng thị sát tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vào đêm 24, rạng sáng 25/01/2017. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Đồng thời, tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra đột xuất về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm thủy sản có nguy cơ cao, có sức tiêu thụ nhiều trong dịp tết như thịt, giò chả… để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.     Trong khi đó, lực lượng công an có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị chuyên ngành trực thuộc các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, sở Công Thương tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vận chuyển, buôn bán, kinh doanh nông sản thực phẩm, các loại gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, xử lý mạnh việc sử dụng các chất cấm để chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm.     
Một trong những giải pháp giúp người tiêu dùng có kênh lựa chọn thực phẩm an toàn thuận lợi hơn trong những ngày Tết đó là việc Sở Công Thương Thành phố  Hồ Chí Minh chính thức vận hành đề án nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn từ nơi sản xuất đến nơi giết mổ…  

Hiện đơn vị này đã phối hợp với các trang trại để phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc gồm: Công ty kỹ nghệ súc sản Vissan, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Hợp tác xã Tiên Phong, Công ty cổ phần Việt Nam. 
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng thị sát tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vào đêm 24, rạng sáng 25/01/2017. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng thị sát tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vào đêm 24, rạng sáng 25/01/2017. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Bên cạnh đó, có các cơ sở giết mổ lớn như An Hạ, Anh Hoàng Thi, Công ty cổ phần thực phẩm Hóc Môn; 2 chợ đầu mối lớn Bình Điền, Hóc Môn, hệ thống Sài Gòn Coop, hệ thống Satra, BigC; 3 chợ bán lẻ lớn gồm An Đông, Bến Thành, Thái Bình…     

Hiện người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc 30% sản phẩm thịt lợn trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến sẽ tăng lên 50% trong thời gian tới. “Bằng cách truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ nơi chăn nuôi, giết mổ đến điểm bán qua một ứng dụng cài sẵn trên smartphone, người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm thịt lợn sạch, an toàn, đặc biệt trong những ngày Tết”, ông Nguyễn Ngọc Hòa cho biết.     

Sau mặt hàng thịt lợn thì mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai chương trình truy xuất nguồn gốc đối với mặt hàng rau củ quả. Theo đó, rau củ quả có thể truy xuất được bán tại 33 điểm thuộc hệ thống siêu thị Co.op Mart, 10 điểm bán của siêu thị BigC, siêu thị Lotte quận 7, chợ phiên nông sản an toàn Kỳ Hoà, quận 10... với số lượng rau được truy xuất khoảng 5,3 tấn/ngày và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.     
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng tìm hiểu việc truy xuất nguồn gốc thịt lợn kinh doanh tại chợ đầu mối Hóc Môn vào đêm 24, rạng sáng 25/01/2017. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng tìm hiểu việc truy xuất nguồn gốc thịt lợn kinh doanh tại chợ đầu mối Hóc Môn vào đêm 24, rạng sáng 25/01/2017. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Thời gian qua, thông tin về mất an toàn thực phẩm làm người tiêu dùng lo lắng, không biết đâu là sản phẩm an toàn để mua. Việc triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc như một công cụ giúp người dân yên tâm hơn trong lựa chọn thực phẩm cho gia đình”.       Đang lựa chọn rau và truy xuất nguồn gốc rau tại siêu thị Lotte quận 7, chị Phan Thị Xuân Mai, cư ngụ trên đường Nguyễn Thị Thập, quận 7 cho biết, có thể truy xuất nguồn gốc thịt lợn và rau củ khiến chị yên tâm hơn khi chọn thực phẩm cho gia đình mình trong dịp Tết này. “Trên thế giới người ta đã truy xuất nguồn gốc hàng hóa từ lâu rồi nên tôi hi vọng sau thịt lợn, rau củ thì các cơ quan chức năng sẽ triển khai truy xuất thêm nhiều mặt hàng nữa”, chị Mai chia sẻ.      Song song với đó, các cơ quan chức năng khuyến cáo người tiêu dùng nên mua hàng ở các siêu thị, các địa chỉ bán hàng tin cậy, các điểm bán hàng bình ổn để đảm bảo thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình trong những ngày Tết./.    
(Tiếp theo và hết)
Nguồn:TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi

Có thể bạn quan tâm