Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Điều kiện sinh thái rừng ngập mặn thu hút nhiều loài chim di trú
Điều kiện sinh thái rừng ngập mặn thu hút nhiều loài chim di trú

Vườn có diện tích vùng lõi 7.100 ha, là nơi sinh sống của 120 loài thực vật, hơn 500 loài động vật, 30 loài bò sát và lưỡng cư; trong đó có 220 loài chim thuộc 41 họ, 13 bộ.

Đàn cò trắng trên bãi ngao Cồn Lu
Đàn cò trắng trên bãi ngao Cồn Lu

Hàng năm, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, hàng chục nghìn cá thể chim di cư đến đây để dừng chân, kiếm ăn; trong đó đã ghi nhận nhiều loài chim trong Sách đỏ quốc tế như Choắt lớn, Rẽ mỏ thìa, Cò thìa, Mòng biển mỏ ngắn, Cò lạo Ấn Độ…

Diện tích rừng ngập mặn được trồng mới và bảo vệ bên cạnh là những chòi canh ngao ở Cồn Lu.
Diện tích rừng ngập mặn được trồng mới và bảo vệ bên cạnh là những chòi canh ngao ở Cồn Lu. 

Vùng đệm của vườn rộng 7.200 ha, có tiềm năng phát triển nhiều loại hình kinh tế: nuôi ngao, tôm, ong lấy mật; trồng nấm, khai thác rau câu… trong đó, sản lượng nuôi ngao được xếp hàng đầu cả nước, ổn định khoảng 12.000 tấn với mức thu nhập 150 - 200 tỷ đồng/năm.

Cò thìa (tên khoa học là Platalea minor) là loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ quốc tế, mỗi năm chỉ xuất hiện khoảng 40 cá thể ở Vườn quốc gia Xuân Thủy
Cò thìa (tên khoa học là Platalea minor) là loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ quốc tế, mỗi năm chỉ xuất hiện khoảng 40 cá thể ở Vườn quốc gia Xuân Thủy 

Nơi đây được ví như là nơi "biển giao hòa với rừng", “chim trời, cá nước” giao hòa với hình ảnh con người mưu sinh, tạo nên một bức tranh sinh động về vùng quê ven biển Bắc Bộ.

Hoàng hôn trên biển Giao Hải thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy.
Hoàng hôn trên biển Giao Hải thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy.

Có thể bạn quan tâm