Vui tết Nào Pê Chầu cùng người Mông nơi rẻo cao Tây Bắc

Vui tết Nào Pê Chầu cùng người Mông nơi rẻo cao Tây Bắc
Người dân và du khách thích thú xem trò chơi bịt mắt bắt lợn
Người dân và du khách thích thú xem trò chơi bịt mắt bắt lợn
Trẻ em trong bản được mặc áo mới và được mẹ đưa đi chơi trong ngày Tết.
Trẻ em trong bản được mặc áo mới và được mẹ đưa đi chơi trong ngày Tết.
Theo quan niệm của người Mông, một năm không có tháng thiếu và không có năm nhuận, mỗi tháng có 30 ngày đều đặn, ngày thứ 361 là ngày mồng 1 Tết. Tết của người Mông thường sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng. Tuy nhiên, năm nay có lịch nhuận nên sớm hơn 2 tháng và rơi vào ngày 1/11 âm lịch. Ngày Tết là ngày vui, sum họp của các thành viên trong gia đình, là dịp để mọi người kể cả vật nuôi hay các dụng cụ lao động được nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm lao động vất vả.
Nghi thức cúng tổ tiên, ông bà của đồng bào dân tộc Mông.
Nghi thức cúng tổ tiên, ông bà của đồng bào dân tộc Mông.
Một nghi thức của đồng bào dân tộc Mông, cầu may mắn trong năm mới đến với các thành viên trong dòng họ.
Một nghi thức của đồng bào dân tộc Mông, cầu may mắn trong năm mới đến với các thành viên trong dòng họ.

Tết đến, người Mông làm bánh giầy để cúng tổ tiên, ông bà. Ảnh: DTMN - TTXVN
Tết đến, người Mông làm bánh giầy để cúng tổ tiên, ông bà.
Ảnh: DTMN - TTXVN

Ông Mùa Chù Dê, Bí thư Đảng ủy xã Nặm Lịch cho biết, đời sống của người Mông hiện khá hơn trước nhiều. Trong ngày Tết Nào Pê Chầu, mỗi gia đình đều có ít nhất 1 con lợn, 1 đôi gà để cúng tổ tiên theo nghi thức mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Xuân Tư - Phan Tuấn Anh

Báo in tháng 1/2018

Có thể bạn quan tâm