Vụ hỏa hoạn tại Đình Lưu, Thái Bình: Lời cảnh báo đối với nhiều di tích

Vụ hỏa hoạn tại Đình Lưu, Thái Bình: Lời cảnh báo đối với nhiều di tích
Đình Lưu – Di tích lịch sử quốc gia bị cháy rụi, trơ khung đen. Ảnh: Nguyễn Công Hải - TTXVN
Đình Lưu – Di tích lịch sử quốc gia bị cháy rụi, trơ khung đen. Ảnh: Nguyễn Công Hải - TTXVN

Đình Lưu thờ Nam Hải Đại Vương và ông Khổng Phúc Thần, có diện tích gần 170 m2, phần khung được làm bằng gỗ lim. Đình đã được nâng cấp, tu bổ nhiều lần và được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1990. Thời điểm xảy ra cháy, Đình đang được tôn tạo phần hậu cung, các đồ đạc trong 3 gian hậu cung được chuyển về 3 ban thờ ở tiền sảnh. Nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan chức năng tích cực điều tra làm rõ. 
 
Vụ hỏa hoạn tại di tích Đình Lưu cũng là lời cảnh báo cho các địa phương và ngành chức năng về công tác quản lý các di tích lịch sử văn hóa
Vụ hỏa hoạn tại di tích Đình Lưu cũng là lời cảnh báo cho các địa phương và ngành chức năng về công tác quản lý các di tích lịch sử văn hóa 

Ông Phạm Xuân Cảnh, Chủ tịch UBND xã Đông Phương, huyện Đông Hưng cho biết thêm, việc trông coi Đình Lưu đã được cấp trên bố trí một cán bộ không chuyên trách, với khoản phụ cấp chỉ gần 900 nghìn đồng mỗi tháng. Do đó, người này vẫn phải làm thêm công việc khác, không thể có mặt 24/24 giờ tại di tích. Ông Cảnh đề nghị các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cần quan tâm hơn nữa đến việc phòng chống cháy nổ tại các di tích, đặc biệt là các di tích cấp quốc gia; quan tâm, bố trí lực lượng bảo vệ, có chế độ phụ cấp phù hợp để họ có đủ điều kiện trông coi, quản lý di tích 24/24 giờ, đề phòng những điều đáng tiếc có thể xảy ra. 
 
Người dân Đông Phương bàng hoàng, tiếc nuối khi đình Lưu bị cháy. Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN
Người dân Đông Phương bàng hoàng, tiếc nuối khi đình Lưu bị cháy. Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN

 
Vụ hỏa hoạn tại di tích Đình Lưu cũng là lời cảnh báo cho các địa phương và ngành chức năng về công tác quản lý các di tích lịch sử văn hóa nói chung, công tác phòng cháy chữa cháy tại các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nói riêng. 

Tỉnh Thái Bình hiện có hàng nghìn di tích, trong đó trên 150 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, chủ yếu là các di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật. Để bảo tồn, lưu giữ các di tích này, công tác quản lý di tích nói chung, công tác đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ nói riêng tại các di tích cần được quan tâm hơn nữa.
 
Công Hải – Thế Duyệt 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm