Vũ điệu dâng trời của người Cơ Tu

Vũ điệu “Tung tung da dá” (Vũ điệu dâng trời) bao đời nay gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người Cơ-tu. Không một người Cơ-tu nào dù ở Quảng Nam, Đà Nẵng hay Thừa Thiên - Huế xa lạ với điệu múa này.

Vu dieu dang troi cua nguoi Co Tu hinh anh 1Động tác trong vũ điệu “Tung tung da dá” mô phỏng cuộc sống lao động, sinh hoạt hằng ngày của người Cơ-tu như hái lúa, bắt cá, săn thú…Ảnh: Hoàng Hải

Vũ điệu “Tung tung da dá” thường được biểu diễn trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, vào những dịp lễ hội như: đâm trâu, mừng lúa mới, dựng làng, dựng nhà Gươl... như một cách để người Cơ-tu kết nối với vũ trụ, tổ tiên, ông bà và các vị thần, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với những người khai hoang, lập ra buôn làng.

Vu dieu dang troi cua nguoi Co Tu hinh anh 2Già làng người Cơ-tu luôn trân trọng và ý thức được việc gìn giữ và phát huy giá trị của vũ điệu “Tung tung da dá”. Ảnh: Hoàng Hải

Theo quan niệm của người Cơ-tu, “Tung tung” là điệu múa của đàn ông, con trai, thể hiện khát vọng chinh phục, mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn. “Da dá” là điệu múa của phụ nữ, con gái, có nghĩa là thẳng hàng, nhịp đều, mang ý nghĩa nhớ ơn trời đất, trung thành, kính trên nhường dưới.

Vu dieu dang troi cua nguoi Co Tu hinh anh 3Điệu múa “Da dá” của phụ nữ, con gái người Cơ-tu. Ảnh: Hoàng Hải

Trong không gian bao la của núi rừng, cùng với âm thanh cồng chiêng và các loại nhạc cụ truyền thống khác, vũ điệu “Tung tung da dá” như một lời cầu nguyện của người Cơ-tu gửi tới đấng thần linh và tổ tiên.

Đình Dung - Hoàng Hải

Tin liên quan

Ẩm thực ngày xuân của người Cơ-tu

Thường ngày, ẩm thực của người Cơ-tu được chế biến từ lúa, sắn, ngô, khoai, thịt gia súc, gia cầm, cá… Trong ngày lễ, Tết, cũng từ những thực phẩm này, người Cơ-tu chế biến thành nhiều món ăn truyền thống như: thịt nướng, cơm lam, các loại bánh, thức uống…


Nói Lý – Hát Lý của người Cơ Tu

Nói lý - hát lý là loại hình nghệ thuật ứng khẩu, truyền khẩu rất độc đáo của người Cơ-tu. Đây được xem là nghệ thuật so tài giữa những người cao tuổi của các làng, giữa chủ nhà với khách, thậm chí được dùng trong giải quyết mâu thuẫn nội bộ cộng đồng.


Người Cơ-tu gìn giữ sắc màu thổ cẩm

Tại các làng của đồng bào dân tộc Cơ-tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng), nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống đã bị thất truyền nhiều năm. Năm 2018, Tổ dệt thổ cẩm xã Hòa Bắc gồm 20 phụ nữ Cơ-tu đã được thành lập với mong muốn khôi phục lại nghề dệt cổ truyền của cha ông.


Dân tộc Cơ Tu

Người Cơ Tu cư trú lâu đời ở miền núi tây bắc tỉnh Quảng Nam, tây nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền khoảnh với địa bàn phân bố tộc Cơ Tu bên Lào. Họ thuộc số cư dân cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.



Đề xuất