Vĩnh Phúc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục

Với quan điểm "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển", những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc luôn ưu tiên, dành nhiều nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho ngành Giáo dục.

Vinh Phuc tang cuong dau tu co so vat chat cho giao duc hinh anh 1Trường Trung học cơ sở trọng điểm tại huyện Vĩnh Tường được xây dựng khang trang, hiện đại. Ảnh: vinhphuc.edu.vn 

Tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 70% số trường học đạt chuẩn quốc gia; cùng đó, tập trung rà soát các trường còn thiếu phòng học, chưa kiên cố hóa, chưa đạt chuẩn quốc gia để phân bổ nguồn đầu tư xây dựng; mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới giai đoạn 2021-2025 cho các nhà trường.

Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc sẽ từng bước xây dựng các công trình phục vụ giáo dục theo kiểu mới, hiện đại và trang bị các thiết bị dạy học tiên tiến ở những nơi có điều kiện; từng bước trang bị thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm phục vụ thực hiện chuyển đổi số ngành giáo dục. Dự kiến, nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch khoảng 7.600 tỷ đồng.

Theo đó, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ thực hiện xây dựng tại mỗi huyện, thành phố tối thiểu 1 trường Trung học cơ sở và 1 trường Trung học phổ thông trọng điểm với cơ sở vật chất hiện đại, mô hình giáo dục tiên tiến; xây dựng trường quốc tế, trường chuyên biệt cấp tỉnh dành cho trẻ khuyết tật; xây dựng 100% thư viện trường học theo hướng thân thiện, hiện đại…

Vinh Phuc tang cuong dau tu co so vat chat cho giao duc hinh anh 2Đường chạy ở Trường Trung học cơ sở trọng điểm tại huyện Vĩnh Tường. Ảnh: vinhphuc.edu.vn

Cụ thể, đối với cấp Mầm non, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện đầu tư xây mới 421 phòng học, 136 phòng giáo dục thể chất, 52 phòng giáo dục nghệ thuật, 44 nhà bếp, 106 phòng đa năng, 44 nhà điều hành.

Cấp Tiểu học thực hiện đầu tư xây mới 408 phòng học, 73 phòng bộ môn âm nhạc, 59 phòng bộ môn mỹ thuật, 149 phòng bộ môn khoa học-công nghệ, 101 phòng học ngoại ngữ, 76 phòng học tin học, 200 nhà đa năng, 37 phòng thư viện, 28 nhà điều hành, 59 nhà bếp.

Cấp Trung học cơ sở đầu tư xây mới 378 phòng học, 129 phòng bộ môn âm nhạc, 135 phòng bộ môn mỹ thuật, 114 phòng bộ môn công nghệ, 32 phòng bộ môn khoa học tự nhiên, 148 phòng bộ môn ngoại ngữ, 4 phòng bộ môn tin học, 285 phòng phòng học đa chức năng, 141 phòng bộ môn khoa học xã hội, 17 phòng thư viện, 36 phòng thiết bị giáo dục, 23 phòng truyền thống, 26 phòng đoàn đội, 16 nhà điều hành.

Vinh Phuc tang cuong dau tu co so vat chat cho giao duc hinh anh 3Bể bơi của Trường Trung học cơ sở trọng điểm tại huyện Vĩnh Tường được xây dựng hiện đại, phục vụ công tác dạy bơi, phòng, chống đuối nước cho học sinh. Ảnh: vinhphuc.edu.vn

Từ năm 2019 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tư hơn 700 tỷ đồng xây mới và đưa vào sử dụng 4 trường Trung học Phổ thông, đầu tư 160 tỷ đồng xây dựng Trường Trung học cơ sở trọng điểm tại huyện Vĩnh Tường. Cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tỉnh còn quan tâm đầu tư trang thiết bị dạy học cho các nhà trường, đáp ứng điều kiện dạy và học Chương trình Giáo dục Phổ thông mới, như: Năm 2020, đầu tư hơn 195 tỷ đồng mua sắm thiết bị cho các trường; năm 2021 đầu tư hơn 2,2 tỷ đồng mua sắm thiết bị vận động ngoài trời cho 18 trường mầm non; đầu tư hơn 93 tỷ đồng mua sắm thiết bị nhà bếp, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị phòng tin học cho 163 trường mầm non; hơn 23 tỷ đồng mua sắm máy tính, máy chiếu, màn hình tương tác thông minh cho phòng học lý thuyết của các trường Trung học Phổ thông.

Nhờ sự đầu tư đó, hiện nay tỷ lệ phòng học kiên cố bậc mầm non trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt hơn 90%, bậc Tiểu học và Trung học cơ sở đạt hơn 98%, bậc Trung học phổ thông đạt 100%. Hầu hết các trường phổ thông đều có phòng thư viện theo quy định. Thiết bị dạy học tại các trường từng bước được hiện đại hóa, chất lượng giáo dục ngày càng tăng lên.

Nguyễn Thảo

Tin liên quan

Quan tâm phát triển giáo dục, đào tạo vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Ngày 23/12, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai Nghị Quyết 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an, ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.


Năm học 2022-2023: Đầu tư cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu dạy và học vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Năm học 2022-2023, tỉnh Đắk Lắk có trên 450.000 học sinh các cấp học. Sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến việc đến trường học trực tiếp gặp nhiều khó khăn, năm học mới này, thầy và trò tỉnh Đắk Lắk từ đô thị đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang nỗ lực khắc phục khó khăn và tất bật hoàn thiện những khâu chuẩn bị cuối cùng để bước vào năm học mới.


Ninh Thuận xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, phục vụ học sinh vùng biển

Hòa chung không khí cả nước chào đón năm học mới 2019 - 2020, sáng 5/9, tại xã ven biển Cà Ná, huyện Thuận Nam, Tập đoàn Trung Nam (Trung Nam Group) phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ bàn giao Trường Trung học Cơ sở - Trung học Phổ thông Đặng Chí Thanh cho địa phương sử dụng, phục vụ học tập cho hơn 850 em học sinh vùng biển.


Lai Châu ưu tiên cải thiện cơ sở vật chất trường học

Sau khi triển khai thực hiện các chính sách về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi giai đoạn 2010 - 2017, đến nay, chất lượng giáo dục ở các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã có nhiều chuyển biến tích cực.


Sóc Trăng đầu tư cơ sở vật chất cho các trường vùng đồng bào dân tộc Khmer

Trước thềm năm học mới 2018, ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng đã và đang tập trung cho công tác hoàn thiện về cơ sở vật chất, xây mới, sửa sang phòng học, bàn ghế cho các em có điều kiện học hành tốt nhất, trong đó, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Khmer.


Tây Nguyên đầu tư cơ sở vật chất trường học cho vùng sâu, vùng xa

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để sửa chữa, xây dựng mới hàng ngàn phòng học các cấp (từ Mẫu giáo, Mầm non đến Trung học Phổ thông) và mua sắm các trang thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ năm học mới 2017- 2018.



Đề xuất