Vĩnh Phúc hướng dẫn nông dân áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học

Vĩnh Phúc hướng dẫn nông dân áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học

Để chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đặc biệt là cúm gia cầm, kiểm soát tốt việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các ngành và địa phương trong tỉnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động pháp phòng chống dịch bệnh; áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên vệ sinh, phun khử trùng tiêu độc nhằm tiêu diệt mầm bệnh.

Vĩnh Phúc hướng dẫn nông dân áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học ảnh 1Cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y Tam Dương tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh: baovinhphuc.com.vn

Cùng với việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tỉnh sẽ xử lý nghiêm những trường hợp buôn bán, vận chuyển gia súc gia cầm trái phép, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm định của cơ quan thú y.

Vĩnh Phúc yêu cầu ngành chức năng, địa phương trong tỉnh chủ động theo dõi bản tin dự báo thời tiết trên phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống rét cho vật nuôi theo hướng dẫn.

Toàn tỉnh hiện có trên 121.500 con trâu, bò; hơn 11 triệu con gia cầm và hơn 425.000 con lợn; trong đó, Vĩnh Tường là huyện có hoạt động chăn nuôi phát triển tốt với đàn trâu bò khoảng 26.310 con và 57.830 con lợn...

Những ngày gần đây, nhiệt độ xuống thấp, giá lạnh kéo dài đã ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng đề kháng của đàn vật nuôi, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc đã có công văn đề nghị các đơn vị liên quan chủ động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn hộ chăn nuôi áp dụng biện pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi, thủy sản; tăng cường kiểm tra phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở.

Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối năm và dịp Tết nguyên đán 2021, tại Vĩnh Phúc có hàng ngàn hộ chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm chuẩn bị đến thời kỳ xuất chuồng. Tuy nhiên, thời tiết giá lạnh kéo dài đang khiến các hộ lo lắng vật nuôi bị dịch bệnh, chết vì giá rét.

Hiện hàng trăm hộ chăn nuôi bò sữa ở các huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch... đã tập trung đầu tư chuồng trại theo hướng giúp bò có khả năng phòng chống được giá rét; tận dụng triệt để các loại thân cây, lá cây và cỏ trồng để phơi khô, sấy, ủ làm thức ăn dữ trữ cho vật nuôi trong mùa giá lạnh. Nhờ đó, đàn bò ở các địa phương này phát triển tốt, có khả năng thích cao trong mùa giá lạnh, cho sữa đều đặn. Đặc biệt, không ít hộ gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng từ việc nuôi bò lấy sữa...

Nguyễn Trọng Lịch

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm