Vĩnh Long khôi phục nghề chiếu cói Thanh Bình

Vĩnh Long khôi phục nghề chiếu cói Thanh Bình
Huyện cũng chỉ đạo Phòng Nông nghiệp thực hiện rà soát lại quy hoạch chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, khuyến cáo nông dân không chuyển đổi cây trồng tràn lan phá vỡ vùng quy hoạch trồng cói ở các xã: Thanh Bình, Quới Thiện và Trung Thành Đông để đảm bảo cung ứng nguyên liệu cho làng nghề. 

Bên cạnh đó, khuyến khích nông dân trong mùa khô năm 2017 phát triển trồng cói ở những vùng thiếu nước vì đây là loại cây trồng có sức chịu khô hạn và ảnh hưởng xâm nhập mặn cao phù hợp đặc điểm gieo trồng trên địa bàn. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Xã Thanh Bình, huyện Vũng Liêm là địa phương nổi tiếng với vùng nguyên liệu cói dồi dào, chất lượng cao. Ưu thế này cùng với việc kết hợp tay nghề lao động sẵn có hình thành 2 cơ sở, 1 hợp tác xã dệt chiếu, tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo đối với nông hộ tại địa phương. 

Là cơ sở có thâm niên với gần chục năm hình thành, anh Huỳnh Hữu Duy, Chủ cơ sở dệt chiếu Hai Ngon, ấp Thanh Khê, xã Thanh Bình cho biết, cơ sở dệt chiếu cói của anh hiện có 10 nhân công với 6 chiếc máy dệt; sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Trung bình mỗi ngày sản xuất 60 - 100 sản phẩm. 

Chia sẻ về kinh nghiệm có một chiếc chiếu bền, đẹp anh Duy bật mí, quan trọng nhất là nguyên liệu cói và khâu nhuộm màu . T rước đây, để dệt ra một chiếc chiếu bằng phương pháp thủ công cần sự phối hợp của 2 người. Cách làm này chỉ có thể sản xuất 2 - 4 chiếc chiếu một ngày. Nhưng hiện đa số bà con nơi đây dệt chiếu bằng máy nên chỉ cần 1 người đưa cói vào máy và theo dõi máy chạy. Thợ lành nghề có thể dệt được hơn 10 chiếc một ngày. 

Chiếu dệt bằng máy có chất lượng tốt nên cao hơn giá chiếu thủ công từ 15.000 - 20.000 đồng/chiếc; dao động trung bình từ 70.000 - 90.000 đồng/chiếc . Do đó, các sản phẩm chiế u của làng nghề Thanh Bình luôn được khách hàng ưa chuộng. N ghề dệt chiếu nhẹ nhàng nên phù hợp với lao động nữ. Nhiều chị em có thể tranh thủ vừa làm nội trợ, vừa dệt chiếu để tăng thu nhập cho gia đình. C ác cơ sở dệt chiếu ở xã Thanh Bình giải quyết việc làm cho hàng trăm cho lao động nông thôn trong các khâu: nhuộm, phơi, dệt, may nẹp chiếu… tăng thêm thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/lao động/tháng.
 
Tuy nhiên hiện nghề dệt chiếu cói tại các cơ sở và hợp tác xã dệt chiếu xã Thanh Bình gặp khó về đầu ra, nguồn lao động không ổn định. D iện tích vùng chuyên canh cói nguyên liệu tại địa phương đang giảm do thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Anh Nguyễn Hữu Phận, đại diện Hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp Phong Hoa, xã Thanh Bình cho biết, Hợp tác xã thành lập 2 năm, sản phẩm được tiêu thụ ổn định nhưng hiện gặp khó về nguồn lao động và vốn để đầu tư máy móc, thiết bị. Anh Phận kiến nghị hợp tác xã được hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi để đầu tư trang thiết bị và dự trữ nguyên liệu đồng thời UBND huyện kết hợp với ngành công thương tổ chức liên kết Hợp tác xã - Doanh nghiệp tạo đầu ra cho sản phẩm, tổ chức lớp đào tạo nghề cung ứng lao động cho Hợp tác xã. 

Theo UBND xã Thanh Bình, địa phương kết hợp với ngành nông nghiệp rà soát lại diện tích quy hoạch vùng chuyên canh nguyên liệu cói, khuyến khích vùng có điều kiện duy trì diện tích trồng cói từ 130 - 150 ha vì đây là loại cây trồng phù hợp với điều kiện khô hạn và xâm nhập mặn. Đồng thời, cung ứng nguồn nguyên liệu phát triển làng nghề dệt chiếu tạo việc làm cho lao động nông thôn và nâng giá trị của cây cói./. 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm