![]() |
Ảnh minh họa- TTXVN |
Kết thúc hội nghị, 5 nghị quyết về các vấn đề y tế của khu vực đã được thông qua, cụ thể gồm: phòng chống viêm gan virus, bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, phòng chống lao, phòng ngừa bạo lực và tai nạn thương tích, và sức khỏe người dân ở đô thị.
Trước đó, trong khuôn khổ hội nghị, Việt Nam đã được mời tham gia đồng chủ tọa Phiên thảo luận về cách thức các quốc gia triển khai thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên hiệp quốc sau năm 2015.
So với các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs- mục tiêu đạt đến năm 2015), các Mục tiêu Phát triển Bền vững (đặt ra cho giai đoạn sau năm 2015) rộng hơn, bao quát hơn, song vẫn trên cơ sở tiếp nối và mở rộng và liên hệ mật thiết với các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước đây.
Tại phiên họp, Việt Nam chia sẻ với các quốc gia về những thành tựu đạt được trong việc thực hiện các MDGs và cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu SDGs sau năm 2015, đồng thời với việc duy trì thành quả đã đạt được và tiếp tục thực hiện các mục tiêu MDGs chưa hoàn thành. Đảng và nhà nước Việt Nam luôn coi sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, sức khỏe vừa là đích đến, vừa là nguồn lực con người vô giá để xây dựng được xã hội giàu mạnh và phát triển.
Cộng đồng quốc tế cũng đánh giá cao những kết quả mà Việt Nam đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu MDGs, cụ thể Việt Nam được WHO đánh giá là một trong 10 quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc giảm tử vong bà mẹ và trẻ em và là quốc gia thành công trong việc ngăn ngừa nhiều dịch bệnh nguy hiểm, trong đó phải kể đến thành công là quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS và đang là quốc gia đi đầu trong các nỗ lực đảm bảo anh ninh y tế toàn cầu.