Vị Xuyên khởi sắc với những mô hình kinh tế mới

Vị Xuyên khởi sắc với những mô hình kinh tế mới
Mô hình trồng cam đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ đồng bào dân tộc ở huyện Vị Xuyên
Mô hình trồng cam đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ đồng bào dân tộc ở huyện Vị Xuyên

Với hơn 70% dân số là đồng bào các dân tộc Tày, Dao, Nùng..., Vị Xuyên xác định phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đồng bào là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Để thực hiện mục tiêu này, huyện đã triển khai thực hiện tốt nhiều chính sách, đề án của Đảng và Nhà nước, đồng thời tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng liên kết bền vững, từng bước cải thiện đời sống đồng bào.

Ngành nông nghiệp huyện Vị Xuyên chủ trương khuyến khích đồng bào xây dựng nhà lưới để chủ động sản xuất nông nghiệp, hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ngành nông nghiệp huyện Vị Xuyên chủ trương khuyến khích đồng bào xây dựng nhà lưới để chủ động sản xuất nông nghiệp, hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Tuyên ở thôn Nặm Quăng, xã Quảng Ngần, chúng tôi bất ngờ trước mô hình trang trại VAC rộng lớn và những đồi cam xanh mát trĩu quả. Trên tổng diện tích khoảng 4,5 ha, anh Tuyên đã xây dựng chuồng trại nuôi lợn, thỏ, đào ao thả cá và trồng gần 2.000 gốc cam. Nhờ cần cù và nhạy bén, gia đình anh Tuyên hiện có thu nhập từ 700 - 800 triệu đồng/năm, trở thành một trong những ông chủ trẻ của tỉnh Hà Giang.

Là người siêng năng và nhạy bén, anh Nguyễn Văn Tuyên ở thôn Nặm Quăng, xã Quảng Ngần hiện đang thử nghiệm mô hình nuôi thỏ thịt.
Là người siêng năng và nhạy bén, anh Nguyễn Văn Tuyên ở thôn Nặm Quăng, xã Quảng Ngần hiện đang thử nghiệm mô hình nuôi thỏ thịt.

Mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới của anh Nông Văn Học, người dân tộc Tày ở thôn Làng Vàng 2, thị trấn Vị Xuyên.
Mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới của anh Nông Văn Học, người dân tộc Tày ở thôn Làng Vàng 2, thị trấn Vị Xuyên.

Các mô hình kinh tế mới ra đời không chỉ giúp đồng bào dân tộc nơi đây nâng cao thu nhập mà còn giải quyết được công ăn việc làm tại địa phương, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Các mô hình kinh tế mới ra đời không chỉ giúp đồng bào dân tộc nơi đây nâng cao thu nhập mà còn giải quyết được công ăn việc làm tại địa phương, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Mô hình nuôi ong lấy mật của anh Vũ Thành Duy ở tổ 8, thị trấn Việt Lâm cũng mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ đồng bào trong vùng. Tận dụng diện tích đất đồi rộng lớn, anh Duy trồng nhiều loại cây ăn quả, trên 100 cây vải và nuôi khoảng 200 thùng ong. Mỗi năm, anh Duy thu hơn 2.000 lít mật, thu nhập bình quân từ 300 - 400 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Duy còn hướng dẫn cho nhiều đồng bào trong vùng kỹ thuật nuôi ong cũng như phương pháp tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm.

Mô hình nuôi ong của hộ gia đình anh Vũ Thành Duy ở tổ 8, thị trấn Việt Lâm thành công đã mở ra hướng làm kinh tế mới cho nhiều hộ đồng bào dân tộc trong vùng.
Mô hình nuôi ong của hộ gia đình anh Vũ Thành Duy ở tổ 8, thị trấn Việt Lâm thành công đã mở ra hướng làm kinh tế mới cho nhiều hộ đồng bào dân tộc trong vùng.

Về Vị Xuyên hôm nay, có thể thấy những mô hình kinh tế mới, tổ nhóm liên kết cùng ngành nghề, hợp tác xã... xuất hiện ngày càng nhiều. Kinh tế phát triển đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 25,87%, giảm 3,43% so với năm 2016; thu nhập đầu người đạt 21,6 triệu đồng/năm. Ông Lương Văn Đoàn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Vị Xuyên cho chúng tôi biết: "Việc phát triển các mô hình mới trên địa bàn đã giúp đồng bào tiếp cận với kỹ thuật sản xuất hiện đại, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, đồng thời thay đổi tư duy sản xuất cũ, lạc hậu trước đây".

Việc phát triển các mô hình nông nghiệp đã góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất cũ, lạc hậu trước đây.
Việc phát triển các mô hình nông nghiệp đã góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất cũ, lạc hậu trước đây.

Nuôi lợn theo mô hình trang trại, đảm bảo vệ sinh môi trường ở thôn Nặm Quăng, xã Quảng Ngần.
Nuôi lợn theo mô hình trang trại, đảm bảo vệ sinh môi trường ở thôn Nặm Quăng, xã Quảng Ngần.

Hoàng Tâm-  Nam Sương
Báo in t1/2018

Có thể bạn quan tâm