Từ lâu, nghề hầm than trở thành nghề truyền thống của rất nhiều gia đình ở một số xã như xã Tân Thành, Đại Thành, thị xã Ngã Bảy và xã Phú Tân, huyện Châu Thành. Có thời điểm, chỉ tính riêng xã Phú Tân đã có hơn 500 lò than hoạt động ngày đêm. Dù nhiều năm qua, nghề hầm than đã không được khuyến khích phát triển, nhưng số lượng các lò than hoạt động trên địa bàn vẫn còn nhiều. Nghề hầm than là một nghề nuôi sống người dân nơi đây suốt nhiều thập kỷ qua. Cũng vì lẽ đó, nên dù biết được tác hại của khí thải ở các lò than ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình, nhưng nhiều người vẫn quyết theo nghề hầm than để mưu sinh.
Với khuôn mặt lấm lem vì lọ than, anh Nguyễn Văn Soạn, ở ấp Phú Tân A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, chia sẻ: “Nghe cha tôi kể, nghề này tồn tại ở đây hơn 30 năm rồi, riêng nhà tôi thì cũng theo nghề được gần 20 năm. Ở đây, nhà nào ít đất vườn thì làm nghề này để sống. Cực thì chịu chứ biết chuyển nghề gì bây giờ”.
Vào xóm lò than, mùi củi đun thoát ra từ các lỗ thông hơi của lò hòa quyện với mùi củi hầm, tạo ra một mùi rất đặc trưng lan tỏa khắp xóm. Người mới đến thì thấy có chút gì đó lạ lẫm khó tả, người ở lâu thì quen mùi đi xa là thấy nhớ. Khi được hỏi ở gần lò than không sợ bệnh tật gì sao? Một bạn trẻ trong xóm lò than xã Tân Thành nhanh nhảu trả lời: “Quen rồi! Giờ đi học trên Cần Thơ lâu lâu không về là thấy nhớ lắm!”. Và cứ thế, hết mẻ than này đến mẻ than khác nuôi sống bao con người, bao thế hệ. Những đứa trẻ xóm lò than lớn lên cũng được học hành đàng hoàng cũng có việc làm ổn định.
Có đến mới biết nghề hầm than đúng là một nghề cơ cực, để hoàn thành một mẻ than phải trải qua hơn một tháng trời vất vả với rất nhiều công đoạn. Đầu tiên là việc mua củi để hầm và củi tạm để đốt lò. Trước đây củi để hầm than chủ yếu là loại gỗ đước ở miệt Cà Mau chở lên. Thế nhưng, nguyên liệu gỗ đước ngày một khan hiếm, nhiều chủ lò đã chuyển sang hầm than từ một số loại cây trong vườn như: củi nhãn, củi bạch đàn… Khi mua được đủ số lượng củi để hầm, chủ lò sẽ cho nhân công “đạn” củi thành từng khúc dài khoảng 0,5m, sau đó lột sạch vỏ phía ngoài để củi mau hấp thu sức nóng. Kế đến là công đoạn cho củi vào lò, các khúc củi được chuyền sâu vào trong lò chất theo từng nấc nằm chồng lên nhau cho đến khi đầy lò. Tùy vào lò lớn nhỏ mà số lượng gỗ được chất vào ít hay nhiều, thông thường mỗi lò có sức chứa từ 40-60m3 củi. Khi nguyên liệu đã chất đúng quy cách, chủ lò sẽ cho xây bít cửa vô củi bằng gạch thẻ. Mọi chuẩn bị đã hoàn tất, chủ lò sẽ nhóm lửa đốt lò. Công đoạn đốt lò này phải trải qua gần 15 đến 20 ngày, lửa được đốt liên tục ngày đêm, canh đến khi than chín, sẽ bế cửa lò và đợi thêm 7-10 ngày chờ than nguội là hoàn thành một mẻ than. Hầm xong, mỗi mẻ than với 60m3 củi nếu “trúng” sẽ được khoảng 13-14 tấn than. Với giá thành hiện tại, người dân sẽ thu lợi nhuận từ 12-14 triệu đồng/mẻ than.
Với kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề hầm than, ông Chung Văn Mau, ở ấp Đông An A, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, cho biết: “Nghề hầm than công đoạn cực nhất là canh giờ chụm củi, canh lửa lớn nhỏ cho phù hợp với yêu cầu. Thời gian đầu thường phải đốt lửa ngọn khoảng 4-7 ngày, sau đó mới đốt lửa than âm ỉ đợi than chín. Công đoạn này phải cần có kinh nghiệm, nếu không sẽ rất dễ dẫn đến sự cố bể than hoặc than bị cháy”.
Rời xóm lò than nhưng hình ảnh những chiếc ghe chở củi, chở than vẫn ra vô tấp nập dưới mé sông, hình ảnh những người thợ đốt than nhoẻn miệng cười tươi rói dù gương mặt bám đầy bụi than đen nhẻm khiến chúng tôi vừa mừng, vừa lo. Mừng vì nghề hầm than vẫn còn nhộn nhịp, vẫn còn nuôi sống được người dân, lo vì nguy cơ bệnh tật đang tiềm ẩn đằng sau những đồng tiền họ kiếm được. Dường như cuộc mưu sinh đã khiến họ quen dần với khói bụi, với những nhọc nhằn và chấp nhận đánh đổi. Người lớn thì quen với cái gian nan, cơ cực canh đêm, canh ngày từng mẻ than; trẻ nhỏ thì quen với việc phụ cha mẹ nhặt than vụn cho vào cần xé để chở ra chợ bán…
Giờ đây, khi người dân đã quyết theo đuổi nghề giải pháp nào để nghề hầm than ít gây ô nhiễm môi trường cũng như không để người dân mắc bệnh nghề nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Thời gian qua, tỉnh cũng đã triển khai một số giải pháp cụ thể, tuy nhiên hiệu quả đem lại chưa cao. Đây thật sự là một bài toán khó ở xóm lò than…
![]() |
Nghề hầm than dù cực, nhưng nhiều người dân ở xóm lò than trên địa bàn tỉnh vẫn quyết theo nghề. |
Với khuôn mặt lấm lem vì lọ than, anh Nguyễn Văn Soạn, ở ấp Phú Tân A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, chia sẻ: “Nghe cha tôi kể, nghề này tồn tại ở đây hơn 30 năm rồi, riêng nhà tôi thì cũng theo nghề được gần 20 năm. Ở đây, nhà nào ít đất vườn thì làm nghề này để sống. Cực thì chịu chứ biết chuyển nghề gì bây giờ”.
Vào xóm lò than, mùi củi đun thoát ra từ các lỗ thông hơi của lò hòa quyện với mùi củi hầm, tạo ra một mùi rất đặc trưng lan tỏa khắp xóm. Người mới đến thì thấy có chút gì đó lạ lẫm khó tả, người ở lâu thì quen mùi đi xa là thấy nhớ. Khi được hỏi ở gần lò than không sợ bệnh tật gì sao? Một bạn trẻ trong xóm lò than xã Tân Thành nhanh nhảu trả lời: “Quen rồi! Giờ đi học trên Cần Thơ lâu lâu không về là thấy nhớ lắm!”. Và cứ thế, hết mẻ than này đến mẻ than khác nuôi sống bao con người, bao thế hệ. Những đứa trẻ xóm lò than lớn lên cũng được học hành đàng hoàng cũng có việc làm ổn định.
Có đến mới biết nghề hầm than đúng là một nghề cơ cực, để hoàn thành một mẻ than phải trải qua hơn một tháng trời vất vả với rất nhiều công đoạn. Đầu tiên là việc mua củi để hầm và củi tạm để đốt lò. Trước đây củi để hầm than chủ yếu là loại gỗ đước ở miệt Cà Mau chở lên. Thế nhưng, nguyên liệu gỗ đước ngày một khan hiếm, nhiều chủ lò đã chuyển sang hầm than từ một số loại cây trong vườn như: củi nhãn, củi bạch đàn… Khi mua được đủ số lượng củi để hầm, chủ lò sẽ cho nhân công “đạn” củi thành từng khúc dài khoảng 0,5m, sau đó lột sạch vỏ phía ngoài để củi mau hấp thu sức nóng. Kế đến là công đoạn cho củi vào lò, các khúc củi được chuyền sâu vào trong lò chất theo từng nấc nằm chồng lên nhau cho đến khi đầy lò. Tùy vào lò lớn nhỏ mà số lượng gỗ được chất vào ít hay nhiều, thông thường mỗi lò có sức chứa từ 40-60m3 củi. Khi nguyên liệu đã chất đúng quy cách, chủ lò sẽ cho xây bít cửa vô củi bằng gạch thẻ. Mọi chuẩn bị đã hoàn tất, chủ lò sẽ nhóm lửa đốt lò. Công đoạn đốt lò này phải trải qua gần 15 đến 20 ngày, lửa được đốt liên tục ngày đêm, canh đến khi than chín, sẽ bế cửa lò và đợi thêm 7-10 ngày chờ than nguội là hoàn thành một mẻ than. Hầm xong, mỗi mẻ than với 60m3 củi nếu “trúng” sẽ được khoảng 13-14 tấn than. Với giá thành hiện tại, người dân sẽ thu lợi nhuận từ 12-14 triệu đồng/mẻ than.
Với kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề hầm than, ông Chung Văn Mau, ở ấp Đông An A, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, cho biết: “Nghề hầm than công đoạn cực nhất là canh giờ chụm củi, canh lửa lớn nhỏ cho phù hợp với yêu cầu. Thời gian đầu thường phải đốt lửa ngọn khoảng 4-7 ngày, sau đó mới đốt lửa than âm ỉ đợi than chín. Công đoạn này phải cần có kinh nghiệm, nếu không sẽ rất dễ dẫn đến sự cố bể than hoặc than bị cháy”.
Rời xóm lò than nhưng hình ảnh những chiếc ghe chở củi, chở than vẫn ra vô tấp nập dưới mé sông, hình ảnh những người thợ đốt than nhoẻn miệng cười tươi rói dù gương mặt bám đầy bụi than đen nhẻm khiến chúng tôi vừa mừng, vừa lo. Mừng vì nghề hầm than vẫn còn nhộn nhịp, vẫn còn nuôi sống được người dân, lo vì nguy cơ bệnh tật đang tiềm ẩn đằng sau những đồng tiền họ kiếm được. Dường như cuộc mưu sinh đã khiến họ quen dần với khói bụi, với những nhọc nhằn và chấp nhận đánh đổi. Người lớn thì quen với cái gian nan, cơ cực canh đêm, canh ngày từng mẻ than; trẻ nhỏ thì quen với việc phụ cha mẹ nhặt than vụn cho vào cần xé để chở ra chợ bán…
Giờ đây, khi người dân đã quyết theo đuổi nghề giải pháp nào để nghề hầm than ít gây ô nhiễm môi trường cũng như không để người dân mắc bệnh nghề nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Thời gian qua, tỉnh cũng đã triển khai một số giải pháp cụ thể, tuy nhiên hiệu quả đem lại chưa cao. Đây thật sự là một bài toán khó ở xóm lò than…