Về Bảy Núi ăn bánh Kà Tum

Kà Tum theo tiếng Khmer có nghĩa là “trái lựu” - loại bánh được gói bằng lá cây thốt nốt. Bánh Kà Tum mang ý nghĩa của sự đủ đầy, sung túc, được làm vào dịp lễ, Tết cổ truyền của người Khmer. Điều đặc biệt, loại bánh này chỉ có ở vùng đất Ô Lâm, huyện Tri Tôn (An Giang).

Ve Bay Nui an banh Ka Tum hinh anh 1Nguyên liệu làm bánh Kà Tum rất quen thuộc, có gạo nếp, đậu trắng, dừa, đường, muối… và phần lá cây thốt nốt để làm vỏ bánh. Ảnh: Công Mạo

Nguyên liệu làm bánh Kà Tum có gạo nếp, đậu trắng, dừa, đường, muối… Gạo nếp sau khi mua về ngâm thì để ráo. Sau đó, cho đậu trắng, nước cốt dừa cùng ít muối, đường trộn đều đến khi thấm gia vị thì gói bánh. Bánh sau khi gói xong, được đun trong nước sôi khoảng 30 - 45 phút, sau đấy vớt ra, chần qua nước lạnh rồi để ráo. Nhìn bề ngoài, bánh Kà Tum có màu vàng nhạt, hình dáng lạ mắt. Phần nhân bánh bên trong không dính vỏ, nếp mềm mịn, dẻo thơm, hòa quyện cùng nước cốt dừa beo béo.

Ve Bay Nui an banh Ka Tum hinh anh 2Phần chóp bánh Kà Tum được thắt một cách khéo léo giống như cánh hoa đang bung nở. Ảnh: Công Mạo
Ve Bay Nui an banh Ka Tum hinh anh 3Bà Neáng Phương (thứ 2, từ phải qua trái) hướng dẫn các mẹ, các chị ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn (An Giang) cách gói bánh cũng như cách trộn các nguyên liệu chuẩn bị gói bánh Kà Tum. Ảnh: Công Mạo

Làm bánh Kà Tum, khâu mất thời gian nhất là vỏ bánh. Vỏ bánh được đan đều tay, tỉ mỉ thành hình quả lựu, có bông hoa nở trên đỉnh. Một chiếc bánh đẹp đòi hỏi vỏ bánh phải vuông đều các góc, các mặt, lá thốt nốt phải được đan khít với nhau để nhân không bị lộ ra ngoài.

Công Mạo

Tin liên quan

Bánh bạc đầu của người Sán Dìu

Cứ vào các dịp lễ, Tết, cưới hỏi…, người Sán Dìu ở tỉnh Quảng Ninh lại làm một món bánh rất độc đáo, đó là bánh bạc đầu.


Về vùng Bảy núi An Giang thưởng thức món bánh Kà tum của đồng bào Khmer

Kà tum theo tiếng Khmer có nghĩa là “trái lựu” - loại bánh được gói bằng lá cây thốt nốt có bề ngoài giống như trái lựu. Bánh Kà tum mang ý nghĩa của sự đủ đầy, sung túc chỉ xuất hiện trong các dịp lễ, Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang như: Chol Chnam Thmay, Sen Dolta, Ok om bok. Điều đặc biệt, loại bánh này chỉ có duy nhất ở vùng đất Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.


Bánh cuốn Mão Điền - món quà quê của người Kinh Bắc

Xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng là vùng đất hiếu học mà nơi đây còn được biết đến với món bánh cuốn mang đậm hương vị quê hương. Sự kết hợp tinh tế của gạo, hành phi cùng nước chấm đậm đà... khiến ai thưởng thức cũng không thể quên.


Bánh Azựh của người Tà ôi

Bánh Azựh với người miền xuôi thì chẳng mấy ai quen. Nhưng với người Tà ôi ở A Lưới (Thừa Thiên - Huế) thì đó không chỉ là món ăn truyền thống mà còn là quà tặng ý nghĩa cho nhau những ngày lễ, Tết…


Dẻo thơm hương vị bánh phu thê Đình Bảng

Không chỉ nổi tiếng với những làn điệu Dân ca Quan họ, Bắc Ninh còn được du khách thập phương biết đến nét ẩm thực dân dã, phong phú của bánh phu thê Đình Bảng.


Đặc sản Bánh Hoa mai nhân khóm Tắc Cậu

Nhiều năm nay, người dân xã Bình An và Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành (Kiên Giang) dùng khóm Tắc Cậu (loại dứa đặc sản của vùng cù lao hai con sông Cái Lớn và Cái Bé) làm nhân cho loại bánh có hình hoa mai, tạo nên đặc sản Bánh Hoa mai nhân khóm Tắc Cậu nổi tiếng khắp nơi. Vị bùi của bột hòa trộn với vị chua ngọt mà thanh của nhân khóm Tắc Cậu khiến hương vị loại bánh có sức hấp dẫn đặc biệt.



Đề xuất