Xếp hạng 10 di tích quốc gia đặc biệt

Xếp hạng 10 di tích quốc gia đặc biệt
Lễ hội đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh) năm 2017 đón bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Ảnh: Trung Nguyên - TTXVN
Lễ hội đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh) năm 2017 đón bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Ảnh: Trung Nguyên - TTXVN

Theo đó, 10 di tích gồm:

1. Di tích lịch sử Đền Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh;

2. Di tích lịch sử Văn miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương;

3. Di tích lịch sử Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi;

4. Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng;

5. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Đọi Sơn (Chùa Long Đọi Sơn), huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam;

6. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương;

7. Di tích lịch sử Thành Điện Hải, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng;

8. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Quần thể Hương Sơn (Chùa Hương), huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;

9. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Hoành Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An;

10. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Chèm, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
TTXVN

Có thể bạn quan tâm