Tu bổ, tôn tạo các di tích ở làng cổ Đường Lâm

Tu bổ, tôn tạo các di tích ở làng cổ Đường Lâm
Cổng làng Đường Lâm
Cổng làng Đường Lâm

Đáng lưu ý, dự án tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ và lăng Ngô Quyền đang được thi công với tổng mức đầu tư gần 30 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn công đức của dòng họ Ngô Việt Nam. Dự án đã thi công xong phần lăng, hậu cung, tả mạc, hữu mạc, nghi môn, nhà vệ sinh, nhà thủ từ, đường dạo quanh khu nội tự. Đơn vị thi công đang triển khai hạng mục nhà khách, nhà trưng bày và khu phụ trợ. Dự án tu bổ di tích đình Cam Thịnh với tổng mức đầu tư trên 13 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách thành phố Hà Nội hỗ trợ, ngân sách thị xã Sơn Tây và các nguồn vốn huy động khác. Dự án đã thi công xong, hiện đã bàn giao cho nhân dân đưa vào sử dụng.

Gạch đá ong, vật liệu xây dựng đặc trưng ở Đường Lâm
Gạch đá ong, vật liệu xây dựng đặc trưng ở Đường Lâm

Dự án bảo tồn 12 điếm, 10 giếng cổ có tổng mức đầu tư là 12,8 tỷ đồng. Dự án đã hoàn thành 11 điếm và 10 giếng, điều chỉnh chủ trương đầu tư một điếm (điếm xóm Sải) và đang hoàn thiện hồ sơ phê duyệt điều chỉnh. Dự án tu bổ, tôn tạo 17 miếu, điếm, giếng cổ còn lại đã được UBND thị xã Sơn Tây duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật năm 2016. Tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng, hiện dự án đang được triển khai thực hiện.

Giếng cổ ở xóm Giang được đào, xây dựng từ năm 1933
Giếng cổ ở xóm Giang được đào, xây dựng từ năm 1933

Bên cạnh đó, tại làng cổ Đường Lâm còn một số dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị triển khai. Cụ thể, dự án tu bổ, tôn tạo 10 ngôi nhà cổ xã Đường Lâm; dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Phùng Hưng; dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Đoài Giáp. Trong đó, dự án tu bổ, tôn tạo 10 ngôi nhà cổ đã được phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, đang chờ  UBND thành phố Hà Nội xem xét bố trí vốn.

Những chiếc chum đựng tương trong sân nhà cổ của gia đình anh Hà Văn Huyến.
Những chiếc chum đựng tương trong sân nhà cổ của gia đình anh Hà Văn Huyến.

Với sự giúp đỡ kỹ thuật của các chuyên gia Nhật Bản, các dự án triển khai tại làng cổ Đường Lâm đảm bảo theo quy định của Luật Di sản và Luật Xây dựng, được các nhà nghiên cứu, chuyên gia đánh giá cao. Phần lớn các nhà cổ được xếp hạng và tu bổ hiện đang là điểm tham quan du lịch, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, nghiên cứu. 

Ngôi nhà cổ 400 tuổi của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng
Ngôi nhà cổ 400 tuổi của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng

Công tác phát huy giá trị di tích được Ban Quản lý làng cổ Đường Lâm quan tâm. Thời gian qua, Ban Quản lý phát hơn 9 vạn tờ rơi giới thiệu tới du khách, thành lập và phát triển đội ngũ thuyết minh viên tại các điểm di tích với số lượng 16 người thường xuyên đón tiếp, giới thiệu về giá trị của di tích, xây dựng các tour tuyến tham quan tại làng cổ gắn với các di tích trên địa bàn thị xã và các vùng phụ cận. Trong 3 năm qua, lượng khách đến di tích làng cổ ở Đường Lâm đạt trên 53 vạn lượt./.
Đinh Thị Thuận 

Có thể bạn quan tâm