Tái hiện Tết nhảy của đồng bào người Dao quần chẹt

Điệu múa bắt ba ba là điệu múa không thể thiếu trong Tết nhảy của đồng bào Dao. Ảnh: Nam Sương
Điệu múa bắt ba ba là điệu múa không thể thiếu trong Tết nhảy của đồng bào Dao. Ảnh: Nam Sương
Nằm trong chuỗi các hoạt động của ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2019, ngày 13/2/2019 (tức ngày mồng 9 Tết Kỷ Hợi), tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào người Dao quần chẹt ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức tái hiện Tết nhảy và nghi lễ Tết độc đáo của dân tộc mình.
 Theo phong tục, đồng bào dân tộc Dao ăn Tết trước đồng bào Kinh nửa tháng và vui Tết đến hết Rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch). Họ sửa sang, thay mới bàn thờ và làm bánh ống (gói bằng lá và cuộn chặt hai đầu) và làm bánh dầy.
Các thầy cúng được mời đến cúng trong Tết nhảy. Ảnh: Nam Sương
Các thầy cúng được mời đến cúng trong Tết nhảy. Ảnh: Nam Sương 

Trong 1 năm, đồng bào Dao quần chẹt ăn rất nhiều Tết như Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng âm lịch), Tết Hàn thực (3/3 âm lịch), Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch), song Tết nhảy và Tết Nguyên đán vẫn là lớn nhất.

Tết nhảy là một trong những lễ tết có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cộng đồng của đồng bào dân tộc Dao. Tết nhảy là một lễ hội tu bổ ban thờ định kỳ, nghi lễ tạ ơn tổ tiên và các vị thần.

Theo tục lệ, Tết nhảy chỉ tổ chức tại không gian "nhà cái" (nhà có ban thờ tổ) và cũng được coi như Tết chung của cả vùng thể hiện lòng thành kính, biết ơn, tri ân công đức của tổ tiên.

Thầy cúng thỉnh mời các vị thần và tổ tiên về thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của con cháu. Ảnh: Hoàng Hải
Thầy cúng thỉnh mời các vị thần và tổ tiên về thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của con cháu. Ảnh: Hoàng Hải 

Tết nhảy thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ mồng 1 đến 25 tháng Chạp và được cúng vào buổi sáng, thời gian diễn ra khoảng 3 ngày, 3 đêm.

Thầy cúng cùng các chàng trai dân tộc Dao xin thần linh để thực hiện nghi lễ của Tết nhảy. Ảnh: Hoàng Hải
Thầy cúng cùng các chàng trai dân tộc Dao xin thần linh để thực hiện nghi lễ của Tết nhảy. Ảnh: Hoàng Hải 

Khi thầy cúng đến nhà, chủ nhà mời ngồi, mời nước và hỏi thăm sức khỏe, nói với thầy cúng nhờ ông cúng hương hỏa tổng thần, Thượng đàn binh, Hạ đàn tượng, Bàn Vương thánh đế, Chủ trạch long thần, Tổng thể gia tiên, Cao chân đại đạo, Tiên đường Tứ phủ về bàn thờ, mời Hạ đàn binh sư phụ cho phép gia đình và dân làng mở lễ hội Tết nhảy.
Điệu múa bắt ba ba là điệu múa không thể thiếu trong Tết nhảy của đồng bào Dao. Ảnh: Nam Sương
Điệu múa bắt ba ba là điệu múa không thể thiếu trong Tết nhảy của đồng bào Dao. Ảnh: Nam Sương

Sau khi thỉnh mời các vị thần, thầy cúng sẽ hóa tiền vàng để dâng lên các cụ phù hộ độ trì cho con cháu, xóa tai ương, tai ách, bệnh tật, xua đuổi tà ma...

Các điệu múa trong Tết nhảy của đồng bào Dao đều thể hiện lòng biết ơn các vị thần và tổ tiên đã che chở, bảo vệ cho con cháu có cuộc sống bình yên. Ảnh: Hoàng Hải
Các điệu múa trong Tết nhảy của đồng bào Dao đều thể hiện lòng biết ơn các vị thần và tổ tiên đã che chở, bảo vệ cho con cháu có cuộc sống bình yên. Ảnh: Hoàng Hải 

Trước khi làm lễ, thầy cúng sẽ tẩy uế đạo cụ như kiếm, chuông... để không bị uế tạp.

Sau đó, các thầy và các chàng trai sẽ nhảy múa theo một số bài. Múa bắt ba ba là bài múa không thể thiếu trong lễ Tết nhảy. Các động tác diễn tả hành động bắt ba ba đem mổ, băm, xào, nấu dâng cúng Bàn Vương, cầu Bàn Vương phù hộ đồ trì cho gia chủ, bản làng được bình yên, mùa màng tươi tốt. Múa kiếm với những động tác mở đường, dọn dẹp, quét đường, luyện binh, cưỡi phượng, cưỡi ngựa, đóng chuôi dao, mài dao. Đây là điệu múa thể hiện nghi lễ tạ ơn tổ tiên và các vị thần đã bảo vệ cuộc sống cho dân làng, dòng tộc, cầu xin tổ tiên phù hộ, che chở cho mọi thành viên được mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.

Lễ vật trong nghi lễ cúng Bàn Vương. Ảnh: Hoàng Hải
Lễ vật trong nghi lễ cúng Bàn Vương. Ảnh: Hoàng Hải 
 

Tái hiện Tết nhảy của đồng bào người Dao quần chẹt ảnh 7

Thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng Bàn Vương. Ảnh: Nam Sương
Thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng Bàn Vương. Ảnh: Nam Sương
 

 
Thầy cúng rải gạo và hóa vàng mời Bàn Vương về chứng giám. Ảnh: Nam Sương
Thầy cúng rải gạo và hóa vàng mời Bàn Vương về chứng giám. Ảnh: Nam Sương

Sau khi nhảy múa xong là Nghi lễ cúng Bàn Vương. Đồ lễ là một con lợn sống và mổ moi, hoa quả, trà. Thầy cúng rải gạo để mời âm binh, sau đó thầy cúng mời Bàn Vương về chứng giám buổi lễ.

Thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng giao thừa của đồng bào Dao. Ảnh: Nam Sương
Thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng giao thừa của đồng bào Dao. Ảnh: Nam Sương

Lễ cúng giao thừa của người Dao quần chẹt có lễ vật gồm: hương, hoa, trà, quả, rượu... và 1 con gà sống được làm sạch lông được dâng lên tổ tiên, mong tổ tiên về thụ hưởng lễ vật và chứng giám tấm lòng thành của con cháu. Sau đó các gia đình đi mua nước giếng của trời để cúng tổ tiên trong ngày Tết với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Lấy nước giếng trời để về cúng tổ tiên trong ngày Tết. Ảnh: Nam Sương
Lấy nước giếng trời để về cúng tổ tiên trong ngày Tết. Ảnh: Nam Sương
 
Nước giếng trời được dâng lên bàn thờ để cúng thần linh và tổ tiên. Ảnh: Hoàng Hải
Nước giếng trời được dâng lên bàn thờ để cúng thần linh và tổ tiên. Ảnh: Hoàng Hải  
Tái hiện Tết nhảy của đồng bào người Dao quần chẹt ảnh 14Một phần thịt gà đã được luộc chín được dâng bàn thờ, phần còn lại con cháu bắt đầu thụ lộc. Ảnh: Hoàng Hải
Sau khi hương đã cháy hết, gia chủ xin con gà sống để mang đi luộc, sau đó lại đặt một phần con gà đã luộc lên bà thờ và con cháu bắt đầu thụ lộc.


Tái hiện Tết nhảy của đồng bào người Dao quần chẹt ảnh 16Mọi người cùng nhau múa hát trong ngày lễ hội. Ảnh: Nam Sương
Khi các gia đình cúng xong, mọi người bắt đầu đi chúc Tết nhau, cùng múa hát những điệu hát chúc mừng năm mới, mong những điều may mắn đến các gia đình.
Hoàng Hải
(DTMN)
Dân tộc Dao Dân tộc Dao

Tên tự gọi: Kìm Miền, Kìm Mùn (người rừng).

Tên gọi khác: Mán.

Nhóm địa phương: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài).

Dân số: 751.067 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông - Dao.

Lịch sử: Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình là con cháu của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng ở người Dao.

Hoạt động sản xuất: Nương, thổ canh hốc đá, ruộng là những hình thức canh tác phổ biến ở người Dao. Tuỳ từng nhóm, từng vùng mà hình thức canh tác này hay khác nổi trội lên như: Người Dao Quần Trắng, Dao áo Dài, Dao Thanh Y chuyên làm ruộng nước. Người Dao Ðỏ - thổ canh hốc đá. Phần lớn các nhóm Dao khác làm nương du canh hay định canh. Cây lương thực chính là lúa, ngô, các loại rau màu quan trọng như bầu, bí, khoai... Họ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ở vùng lưng chừng núi và vùng cao còn nuôi ngựa, dê.

Nghề trồng bông, dệt vải phổ biến ở các nhóm Dao. Họ ưa dùng vải nhuộm chàm.

Hầu hết các xóm đều có lò rèn để sửa chữa nông cụ. Nhiều nơi còn làm súng hoả mai, súng kíp, đúc những hạt đạn bằng gang. Nghề thợ bạc là nghề gia truyền, chủ yếu làm những đồ trang sức như vòng cổ, vòng chân, vòng tay, vòng tai, nhẫn, dây bạc, hộp đựng trầu...

Nhóm Dao Ðỏ và Dao Tiền có nghề làm giấy bản. Giấy bản dùng để chép sách cúng, sách truyện, sách hát hay dùng cho các lễ cúng như viết sớ, tiền ma. Nhiều nơi có nghề ép dầu thắp sáng hay dầu ăn, nghề làm đường mật.

Ăn: Người Dao thường ăn hai bữa chính trong ngày, bữa trưa và bữa tối. Chỉ những ngày mùa bận rộn mới ăn thêm bữa sáng. Người Dao ăn cơm là chính, ở một số nơi lại ăn ngô nhiều hơn ăn cơm hoặc ăn cháo. Cối xay lúa thường dùng là loại cối gỗ đóng dăm tre. Cối giã có nhiều loại như cối gỗ hình trụ, cối máng giã bằng chày tay, cối đạp chân, cối giã bằng sức nước. Họ thích ăn thịt luộc, các món thịt sấy khô, ướp chua, canh măng chua. Khi ăn xong, người ra kiêng để đũa ngang miệng bát vì đó là dấu hiệu trong nhà có người chết.

Phổ biến là rượu cất, ở một vài nơi lại uống hoãng, thứ rượu không qua trưng cất, có vị chua và ít cay.

Người Dao thường hút thuốc lá và thuốc lào bằng điếu cầy hay tẩu.

Mặc: Trước đây đàn ông để tóc dài, búi sau gáy hoặc để chỏm tóc dài trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn. Các nhóm Dao thường có cách đội khăn khác nhau. áo có hai loại, áo dài và áo ngắn.

Phụ nữ Dao mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài yếm, váy hoặc quần. Y phục theo rất sặc sỡ. Họ không theo theo mẫu vẽ sẵn trên vải mà hoàn toàn dựa vào trí nhớ, thêu ở mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải. Nhiều loại hoa văn như chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây. Cách in hoa văn trên vải bằng sáp ong ở người Dao rất độc đáo. Muốn hình gì người ta dùng bút vẽ hay nhúng khuôn in vào sáp ong nóng chẩy rồi in lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn mầu xanh lơ do phủ lớp sáp ong không bị thấm chàm.

: Người Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi hầu khắp các tỉnh miền núi miền Bắc. Tuy nhiên một số nhóm như Dao Quần trắng ở thung lũng, còn Dao Ðỏ lại ở trên núi cao. Thôn xóm phần nhiều phân tán, rải rác, năm bẩy nóc nhà. Nhà của người Dao rất khác nhau, tuỳ nơi họ ở nhà trệt, nhà sàn hay nhà nửa sàn, nửa đất.

Phương tiện vận chuyển: Người Dao ở vùng cao quen dùng địu có hai quai đeo vai, vùng thấp gánh bằng đôi dậu. Túi vải hay túi lưới đeo vai rất được họ ưa dùng.

Quan hệ xã hội: Trong thôn xóm tồn tại chủ yếu các quan hệ xóm giềng và quan hệ dòng họ.

Người Dao có nhiều họ, phổ biến nhất là các họ Bàn, Ðặng, Triệu. Các dòng họ, chi họ thường có gia phả riêng và có hệ thống tên đệm để phân biệt giữa những người thuộc các thế hệ khác nhau.

Sinh đẻ: Phụ nữ đẻ ngồi, đẻ ngay trong buồng ngủ. Trẻ sơ sinh được tắm bằng nước nóng. Nhà có người ở cữ người ta treo cành lá xanh hay cài hoa chuối trước cửa để làm dấu không cho người lạ vào nhà vì sợ vía độc ảnh hưởng tới sức khoẻ đứa trẻ. Trẻ sơ sinh được ba ngày thì làm lễ cúng mụ.

Cưới xin: Trai gái muốn lấy được nhau phải so tuổi, bói chân gà xem có hợp nhau không. Có tục chăng dây, hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái trước khi vào nhà, hát trong đám cưới. Lúc đón dâu, cô dâu được cõng ra khỏi nhà gái và bước qua cái kéo mà thầy cúng đã làm phép mới được vào nhà trai.

Ma chay: Thày tào có vị trí quan trọng trong việc ma và làm chay. Nhà có người chết con cái đến nhà thầy mời về chủ trì các nghi lễ, tìm đất đào huyệt. Người ta kiêng khâm liệm người chết vào giờ sinh của những người trong gia đình. Người chết được liệm vào quan tài để trong nhà hay chỉ bó chiếu ra đến huyệt rồi mới cho vào quan tài. Mộ được đắp đất, xếp đá ở chân mộ. ở một số nơi có tục hoả táng cho những người chết từ 12 tuổi trở lên.

Lễ làm chay cho người chết diễn ra sau nhiều năm, thường được kết hợp với lễ cấp sắc cho một người đàn ông nào đó đang sống trong gia đình. Lễ tổ chức ba ngày, ngày đầu gọi là lễ phá ngục, giải thoát hồn cho người chết, ngày thứ hai gọi là lễ tắm hương hoa cho người chết trước khi đưa hồn về bàn thờ tổ tiên trong nhà, ngày thứ ba lễ cấp sắc. Người chết được cúng đưa hồn về quê cũ ở Dương Châu.


Nhà mới: Muốn làm nhà phải xem tuổi những người trong gia đình, nhất là tuổi chủ gia đình. Nghi lễ chọn đất được coi là quan trọng. Buổi tối, người ta đào một hố to bằng miệng bát, xếp một số hạt gạo tượng trưng cho người, trâu bò, tiền bạc, thóc lúa, tài sản rồi úp bát lên. Dựa vào mộng báo đêm đó mà biết điềm xấu hay tốt. Sáng hôm sau ra xem hỗ, các hạt gạo vẫn giữa nguyên vị trí là có thể làm nhà được.

Thờ cúng: Người Dao vừa tin theo các tín ngưỡng nguyên thuỷ, các nghi lễ nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất là Ðạo giáo. Bàn vương được coi là thuỷ tổ của người Dao nên được cúng chung với tổ tiên từng gia đình. Theo truyền thống tất cả đàn ông đã đến tuổi trưởng thành đều phải qua lễ cấp sắc. một nghi lễ vừa mang tính chất của Ðạo giáo, vừa mang những vết của lễ thành đinh xa xưa.

Lịch: Người Dao quen dùng âm lịch để tính thời gian sản xuất và sinh hoạt.

Học: Hầu hết các xóm thôn người Dao đều có người biết chữ Hán, nôm Dao. Người ta học chữ để đọc sách cúng, sách truyện, thơ.

Văn nghệ: Người Dao có vốn văn nghệ dân gian rất phong phú, nhiều truyện cổ, bài hát, thơ ca. Ðặc biệt truyện Quả bầu với nạn hồng thuỷ, Sự tích Bàn Vương rất phổ biến trong người Dao. Múa, nhạc được họ sử dụng chủ yếu trong các nghi lễ tôn giáo.

Chơi: Người Dao thích chơi đu, chơi quay, đi cà kheo.

Theo cema.gov.vn

Có thể bạn quan tâm