Sắc màu Cơ Tu tại Hội An

Sắc màu Cơ Tu tại Hội An
Màn chào khách truyền thống của người Cơ Tu.
Màn chào khách truyền thống của người Cơ Tu.

"Đêm văn hóa Cơ Tu" xuất phát từ ý tưởng của nhiếp ảnh gia người Pháp - Réhahn với mong muốn giúp đỡ đồng bào Cơ Tu bảo vệ bản sắc văn hóa, giới thiệu và quảng bá những tiềm năng để phát triển du lịch, phát triển kinh tế tại các huyện miền núi. Ý tưởng nhận được sự ủng hộ của Sở VH-TT&DL, Trung tâm Thông tin và xúc tiến du lịch Quảng Nam, chính quyền TP.Hội An… Tổ chức Cứu trợ - phát triển quốc tế (FIDR) của Nhật Bản, nhiếp ảnh gia Réhahn, khu nghỉ dưỡng Anantara Hội An và Công ty CP Tàu cao tốc An Di tài trợ cho các chương trình này.

Đây là lần thứ 2, các nghệ nhân, nghệ sĩ Cơ Tu đưa văn hóa truyền thống của đồng bào mình giới thiệu đến công chúng tại Hội An. Đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch các huyện miền núi phía tây Quảng Nam.
 
Già làng Alăng Bưng thổi tù và.
Già làng Alăng Bưng thổi tù và.

Nhiếp ảnh gia Réhahn chia sẻ, ông đã đi rất nhiều nơi và chụp nhiều ảnh về người Cơ Tu, đặc biệt là về văn hóa, từ lễ hội đến nếp sống, tập quán... "Tuy nhiên tôi có cảm giác là văn hóa của họ đang có nguy cơ mai một. Vì thế tôi mong muốn giúp họ bảo tồn và lấy văn hóa làm du lịch để phát triển kinh tế. Nếu bảo tồn và phát triển tốt, tôi tin rằng văn hóa Cơ Tu sẽ đại diện cho 54 dân tộc Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, và người Cơ Tu sẽ giàu có từ chính bản sắc văn hóa của mình" - ông Réhahn nói.

Tại chương trình trình diễn "Đêm văn hóa Cơ Tu" của đoàn Tây Giang (Quảng Nam), nhiều nhạc cụ lạ lẫm, thô sơ tự sáng chế nhưng phát ra âm thanh đặc biệt hay các bộ trang phục thổ cẩm đủ sắc màu cùng điệu múa truyền thống của người Cơ Tu… như một "bữa tiệc thịnh soạn" níu chân du khách.
Các cô gái Cơ Tu với điệu múa truyền thống. Ảnh: Minh Hải
Các cô gái Cơ Tu với điệu múa truyền thống. Ảnh: Minh Hải

"Chúng tôi diễn ở đâu tại Hội An cũng có đông người xem. Họ xem hết tất cả những gì chúng tôi biểu diễn và tham gia giao lưu nữa. Tôi tự hào về bản sắc văn hóa truyền thống và mong muốn biểu diễn tại Hội An nhiều hơn..." - già làng Alăng Bưng (huyện Tây Giang) chia sẻ cảm xúc. Ngoài trình diễn tại khu phố cổ, Vườn tượng An Hội, các nghệ nhân còn trình diễn tại Bảo tàng Di sản vô giá của Việt Nam (số 26 đường Phan Bội Châu, TP.Hội An, Quảng Nam). 

Nhiếp ảnh gia Réhahn cho biết, "Đêm văn hóa Cơ Tu" sẽ được tổ chức thường xuyên vào tối ngày rằm (15 âm lịch) hằng tháng tại phố cổ Hội An. Mỗi tháng, đoàn nghệ nhân của 3 huyện Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang (Quảng Nam) luân phiên trình diễn.
 
Các nghệ nhân, nghệ sĩ chụp ảnh lưu niệm với nhiếp ảnh gia Réhanhn
Các nghệ nhân, nghệ sĩ chụp ảnh lưu niệm với nhiếp ảnh gia Réhanhn
Thổi khèn. Ảnh: Minh Hải
Thổi khèn. Ảnh: Minh Hải
Trình diễn qua các con đường phố cổ.
Trình diễn qua các con đường phố cổ. 
Sơn nữ Tây Giang.
Sơn nữ Tây Giang. 
Nghi lễ mừng lúa mới.
Nghi lễ mừng lúa mới.
Màn trình diễn thu hút người xem.
Màn trình diễn thu hút người xem. 
Tấu các âm điệu đặc trưng của núi rừng.
Tấu các âm điệu đặc trưng của núi rừng.
Say mê trình diễn nghệ thuật tại phố cổ.
Say mê trình diễn nghệ thuật tại phố cổ. 
Các cô gái, chàng trai Cơ Tu bất ngờ về ảnh của dân tộc mình được trưng bày tại Bảo tàng Di sản vô giá.
Các cô gái, chàng trai Cơ Tu bất ngờ về ảnh của dân tộc mình được trưng bày tại Bảo tàng Di sản vô giá. 
Du khách giao lưu điệu múa tâng tung da dá.
Du khách giao lưu điệu múa tâng tung da dá. 
Thưởng thức ẩm thực Cơ Tu.
Thưởng thức ẩm thực Cơ Tu.
Chụp ảnh lưu niệm với người Cơ Tu.
Chụp ảnh lưu niệm với người Cơ Tu.
Theo baoquangnam.vn

Có thể bạn quan tâm