Tưng bừng hội xuân Ba Bể

Hàng năm, cứ vào ngày 10 tháng Giêng (âm lịch), đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở Bắc Kạn lại tổ chức Hội xuân Ba Bể tại xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, thu hút hàng vạn người trong vùng tham gia. 


Ayutthaya - sự pha trộn giữa hiện tại và quá khứ

Cách Thủ đô Bangkok chừng 80 km về phía Bắc, thành phố Ayutthaya trước kia từng là một Kinh đô hưng thịnh của Thái Lan trong khoảng thời gian 400 năm từ giữa thế kỷ 14 đến giữa thế kỷ 18, với địa thế được bao quanh bởi dòng sông Chao Phraya và nằm trên đường giao thương nối các nước trong khu vực. 


Bản sắc văn hóa Việt qua các lễ hội truyền thống

Với hơn 8000 lễ hội trong một năm, Việt Nam được coi là đất nước của các lễ hội. Lễ hội ở Việt Nam diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước và vào nhiều thời điểm khác nhau nhưng tập trung chủ yếu vào dịp đầu Xuân, sau Tết Nguyễn đán cổ truyền. Thông qua lễ hội, bản sắc văn hóa Việt đã được thể hiện rõ nét, góp phần hun đúc ý chí quật cường, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.


Người dân nhiều nước Châu Á đón Tết cổ truyền

Cùng với nhân dân Việt Nam, ngày 19/2 cũng là ngày mùng 1 Tết cổ truyền tại nhiều nước châu Á. Người dân tại các nước này đón Tết trong không khí vừa thiêng liêng vừa náo nức, rộn ràng của ngày Xuân. 


Lễ hội hóa trang ở Brazil

Đến hẹn lại lên, lễ hội Carnival truyền thống lại diễn ra náo nhiệt, hoành tráng và cuốn hút tại Brazil. 


Chiêm ngưỡng tháp Pô Rômê

Tháp Pô Rômê được xây dựng khoảng thế kỷ XVII trên một ngọn đồi thuộc làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Đồng bào Chăm xây dựng tháp để thờ vua Pô Rômê (1627 - 1651), người đã có công phát triển nông nghiệp, thủy lợi trong vùng. 


Lễ hội cầu mưa của đồng bào Chăm

Cứ vào đầu tháng 1 theo lịch Chăm (cuối tháng 5 dương lịch) đồng bào Chăm ở Ninh Thuận lại tổ chức lễ hội cầu mưa truyền thống, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội thường được tổ chức ở các đền tháp Chăm và ở cửa biển do các vị chức sắc, tu sĩ, thầy cúng Chăm làm chủ lễ.


Lễ hội xuống đồng của người Khmer ở Bình Phước

Lễ hội xuống đồng của người Khmer ở tỉnh Bình Phước (còn gọi là lễ Sen Đây S’re) thường được tổ chức vào tháng 4 hoặc tháng 5 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc về truyền thống sản xuất lúa nước của người Khmer. Lễ hội diễn ra ngay trên ruộng của đồng bào, mục đích cúng ruộng, làm lễ xuống giống, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.


Người Mông đúc cày

Nằm ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển, đồng bào các dân tộc trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) từ bao đời nay sống chung với đá.


Đặc sắc nhà trình tường của đồng bào Mông

Người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc thường làm nhà trình tường bằng đất. Nhà trình tường của đồng bào Mông thường có 3 gian. Gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng, gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách, gian giữa rộng hơn đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình.


Lễ Xíp Xí của người Thái

Hàng năm, cứ vào hai ngày 14 và 15 tháng 7 âm lịch, người Thái ở Lai Châu lại tổ chức lễ Xíp xí. Họ quan niệm, ngày lễ Xíp xí là để nhớ ơn ông bà tổ tiên, gia đình cầu bình an, khỏe mạnh, cầu cho mùa màng bội thu, điều may mắn sẽ đến.


Độc đáo đội chiêng nữ ở Buôn Trấp

Từ lâu, biểu diễn cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa truyền thống, đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Theo quan niệm, biểu diễn cồng chiêng là do những người đàn ông trong buôn làng đảm nhiệm. Thế nhưng, ở buôn Trấp, thị trấn buôn Trấp, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) lại có đội chiêng với các thành viên đều là phụ nữ người dân tộc Êđê.


Thế giới của chúng ta luôn chuyển động và ẩn chứa những điều bất ngờ, lý thú, tạo nên những khoảnh khắc, màu sắc lãng mạn thật khó quên.

Thế giới của chúng ta luôn chuyển động và ẩn chứa những điều bất ngờ, lý thú, tạo nên những khoảnh khắc, màu sắc lãng mạn thật khó quên. Báo ảnh Dân tộc và Miền núi trân trọng giới thiệu với đồng bào một số hình ảnh độc đáo của Thế giới quanh ta kỳ này.


Đặc sắc lễ hội thả đèn nước

Hàng năm, vào ngày rằm tháng 9 âm lịch (theo lịch Khmer), người Khmer ở các phum sóc lại tề tựu nhau cùng tổ chức lễ hội Lôi Protip (thả đèn nước hay thả hoa đăng) truyền thống.