Người Mông yêu điệu múa sênh tiền

Người Mông yêu điệu múa sênh tiền
Anh Giàng A Chua, ở xã Sa Pả, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, bảo rằng điệu múa sênh tiền đã giúp cho mọi người xích lại gần nhau hơn và đem không khí đầm ấm, vui tươi đến thôn bản, nhất là mỗi khi tết đến.

Với những động tác đập tay, đá chân, cây tiền cất tiếng vui vẻ
Với những động tác đập tay, đá chân, cây tiền cất tiếng vui vẻ

Loại nhạc cụ được sử dụng trong điệu múa này là cây gậy trúc hoặc tre, dài 1-1,2m, được chia làm 4 khấu, 3 khấu được đục lỗ ở giữa để xâu đồng xu vào. Khấu còn lại nằm ở khúc thứ 2 không đục lỗ để người múa cầm.

 
Trong mỗi một khấu đục lỗ lại được chia làm 4 dãy đồng xu, mỗi dãy có từ 4-6 đồng xu hợp lại, khoảng cách giữa các dãy đồng xu từ 5-0 cm. Ở hai đầu chiếc gậy được buộc một túm chỉ màu trang trí. 2 chùm dây này là điểm nhấn để tạo sự mềm mại và uyển chuyển cho người múa.

Khi múa, người chơi cầm cây tiền vừa múa, vừa di chuyển với các động tác khéo léo để cây gậy chạm nhẹ vào cơ thể như tay, chân, vai, bàn chân để cho các đồng xu tạo ra thứ âm thanh vui nhộn và kỳ bí.

Múa sênh tiền thường có từ bốn đến tám nam, nữ kết hợp, hoặc là múa đôi. Các đôi trai gái biểu diễn các động tác lên xuống, xoay người nhịp nhàng trong sự cổ vũ nhiệt tình của bà con dân bản. Giữa những bãi đất trống hay tại một góc chợ phiên, điệu múa sênh tiền như gắn kết mọi người gần nhau hơn.

Trình diễn múa sênh tiền ở Hà Nội

Trình diễn múa sênh tiền ở Hà Nội

Với đôi tay khéo léo của chàng trai, cô gái Mông, những đồng tiền cổ xoay tít phát ra tiếng kêu với cường độ lớn, thể hiện niềm phấn khởi tưng bừng. Vào những dịp ngày lễ, ngày hội văn hóa dân tộc, đặc biệt như lễ hội Gầu Tào, mời bạn hãy lên các bản làng của đồng bào Mông để cùng  thưởng thức điệu múa sênh tiền vui nhộn.

Có thể bạn quan tâm