Lưu giữ, trao truyền nghệ thuật truyền thống gói bánh chưng, giã bánh giầy

Lưu giữ, trao truyền nghệ thuật truyền thống gói bánh chưng, giã bánh giầy
Quang cảnh hội thi gói bánh chưng. Ảnh: Mạnh Tú – TTXVN
Quang cảnh hội thi gói bánh chưng. Ảnh: Mạnh Tú – TTXVN
Hội thi được tổ chức nhằm tôn vinh, bảo tồn một phong tục đẹp của dân tộc, qua đó khích lệ, động viên các nghệ nhân lưu giữ, trao truyền nghệ thuật gói bánh chưng, giã bánh giầy truyền thống. Đồng thời, đây cũng là hoạt động văn hóa quan trọng của tỉnh Hải Dương hướng về Quốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Ở phần thi bánh chưng tham gia có các đội của thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh, các huyện Kinh Môn, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Bình Giang, Nam Sách, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Kim Thành. Nguyên liệu làm bánh chưng ngoài 6,8 kg gạo nếp, còn có 1,5 kg đỗ xanh, 0,8 kg thịt lợn, lá dong, gia vị. Theo thể lệ, trong vòng 10 phút mỗi đội gói 10 chiếc bánh chưng, trong đó có năm chiếc bánh mặn nhân đỗ xanh, thịt lợn và năm chiếc bánh chay nhân đỗ xanh. Sau đó, bánh được đưa đi luộc trong vòng sáu tiếng đồng hồ.
Các nghệ nhân thi gói bánh chưng. Ảnh: Mạnh Tú – TTXVN
Các nghệ nhân thi gói bánh chưng. Ảnh: Mạnh Tú – TTXVN
Ở phần thi bánh giầy có các đội của thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh, các huyện Nam Sách, Tứ Kỳ, Kinh Môn, Thanh Hà. Nguyên liệu làm nên những tấm bánh giầy là gạo nếp chất lượng cao, không lẫn gạo tẻ, hạt to, tròn, đều, được ngâm kỹ, trọng lượng sau khi ngâm là 6,8 kg. Mỗi đội làm năm chiếc bánh giầy trong thời gian 50 phút bao gồm các công đoạn đồ xôi, giã và nặn bánh. Bánh thành phẩm được bày lên đĩa có dán chữ Phúc, Lộc, Thọ. Thành viên các đội dự thi đều là những nghệ nhân đã giành giải cao tại các hội thi do từng địa phương tổ chức, mỗi đội mang đến hội thi những bí quyết riêng. Nghệ nhân Vũ Thị Len (đội Ninh Giang) cho biết: Để có tấm bánh chưng chất lượng, nguyên liệu được chọn là nếp cái hoa vàng đều hạt. Khi gói bánh, người gói thường cho thêm gia vị thảo quả để bánh dậy mùi. Khi nấu bánh, lúc đầu phải đun lửa to để nước sôi, sau đó giảm lửa âm ỉ. Khi gần vớt bánh cần cho thêm chút nước lã để bánh được rền, dẻo.
Các nghệ nhân luộc bánh chưng sau khi gói. Ảnh: Mạnh Tú – TTXVN
Các nghệ nhân luộc bánh chưng sau khi gói. Ảnh: Mạnh Tú – TTXVN
Hai vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Thị Thiệp (thành phố Hải Dương) năm nào cũng có mặt trong đội thi giã bánh giầy của thành phố Hải Dương và đã nhiều năm liền giành giải bánh giầy ngon nhất. Chị Thiệp cho biết: Trong bí quyết để bánh giầy ngon thì quan trọng nhất là khâu đồ xôi. Xôi chín kỹ sẽ tạo cho bánh có độ dẻo cao, để đến hôm sau vẫn mềm dẻo. Sau khi hội thi kết thúc, những tấm bánh vuông vức, dẻo thơm, chất lượng nhất được tuyển chọn để dâng cúng Phật, cúng Thánh tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc, thể hiện tấm lòng thành kính, tri ân của thế hệ hôm nay đối với các bậc tiền nhân. Trong nhiều năm qua Hội thi bánh chưng, bánh giầy là một trong những hoạt động thuộc phần hội đặc sắc được nhiều du khách trong và ngoài nước mong chờ trong mỗi dịp Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc. Có mặt trong dòng người cổ vũ hội thi, bà Lưu Thị Hoa (thị xã Chí Linh) tâm sự: “Hầu như hội thi năm nào tôi cũng tới xem. Trong các hội mùa Xuân có thêm hội thi này rất hấp dẫn. Tôi mong rằng ngày càng có nhiều lễ hội tổ chức được những hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc như thế”.
Các nghệ nhân giã gạo nếp để làm bánh giầy. Ảnh: Mạnh Tú – TTXVN Các nghệ nhân sắt bánh giầy sau khi giã gạo nhuyễn. Ảnh: Mạnh Tú – TTXVN
 
Các nghệ nhân giã gạo nếp để làm bánh giầy. Ảnh: Mạnh Tú – TTXVN Các nghệ nhân sắt bánh giầy sau khi giã gạo nhuyễn. Ảnh: Mạnh Tú – TTXVN
Các nghệ nhân giã gạo nếp để làm bánh giầy. Ảnh: Mạnh Tú – TTXVN
 
Các nghệ nhân giã gạo nếp để làm bánh giầy. Ảnh: Mạnh Tú – TTXVN Các nghệ nhân sắt bánh giầy sau khi giã gạo nhuyễn. Ảnh: Mạnh Tú – TTXVN
Các nghệ nhân sắt bánh giầy sau khi giã gạo nhuyễn. Ảnh: Mạnh Tú – TTXVN

Theo truyền thuyết, bánh chưng và bánh giầy có từ thời Hùng Vương thứ VI, khi hoàng tử Lang Liêu thành kính dâng lên vua cha những sản vật được chế ra từ những hạt gạo thơm, dẻo. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, chiếc bánh giầy hình tròn tượng trưng cho trời theo quan niệm ngày xưa. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, tục gói bánh chưng vẫn được các thế hệ người Việt lưu giữ.

Mạnh Minh

Có thể bạn quan tâm