Khánh thành khu tượng gỗ dân gian Jrai và Bahnar ở Gia Lai

Khánh thành khu tượng gỗ dân gian Jrai và Bahnar ở Gia Lai
Cắt băng khánh thành khu tượng dân gian dân tộc Jrai và Bahnar tại làng Ốp, thành phố Pleiku (Gia Lai). Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Cắt băng khánh thành khu tượng dân gian dân tộc Jrai và Bahnar tại làng Ốp, thành phố Pleiku (Gia Lai). Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Quần thể này gồm 56 bức tượng mô phỏng đời sống sinh hoạt của hai dân tộc chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đây cũng là một trong những công trình góp phần giới thiệu văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai cho du khách tham gia Festival Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ diễn ra vào đầu tháng 11 sắp tới.
Phụ nữ Jrai bên các bức tượng dân gian. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Phụ nữ Jrai bên các bức tượng dân gian. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Khu trưng bày sẽ góp phần bảo tồn một giá trị văn hóa đang dần mai một trong cuộc sống hiện đại, đồng thời góp phần quảng bá một điểm đến du lịch văn hóa, thu hút sự quan tâm của du khách khi đến Gia Lai. Qua đó, tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho cộng đồng về việc nâng cao ý thức tự giác, giữ gìn, phát huy tích cực những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc đang sinh sống trên vùng đất Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung, trong đó có kho tàng điêu khắc gỗ dân gian.
Tượng dân tộc Jrai trong khu tượng dân gian. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Tượng dân tộc Jrai trong khu tượng dân gian. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Được thực hiện trong thời gian 3 tháng, khu trưng bày tượng gỗ dân gian Jrai, Bahnar tại làng Ốp, phường Hoa Lư, thành phố Pleiku trưng bày 56 tượng gỗ dân gian của hai dân tộc tại chỗ. Trong đó, 35 tượng gỗ Jrai, 21 tượng gỗ Bahnar, gồm 14 tượng thú, 4 tượng đồ vật, 38 tượng người được sắp đặt trưng bày chi tiết thành 7 khu vực nhỏ trên tổng diện tích 400 m2.
Hướng dẫn viên giới thiệu về ý nghĩa bức tượng. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Hướng dẫn viên giới thiệu về ý nghĩa bức tượng. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Các bức tượng dân gian chủ yếu mô tả đời sống sinh hoạt của  đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên như: Lao động sản xuất, vui chơi giải trí, sinh hoạt hàng ngày, lễ hội, tình cảm gia đình. Tượng được sắp đặt theo từng nhóm địa phương, vùng cư trú của đồng bào giúp khách tham quan hiểu hơn về nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian - một di sản văn hóa đặc sắc của hai dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Gia Lai. 
Dân làng Ốp, thành phố Pleiku vui mừng chụp ảnh lưu niệm bên các tượng dân gian mới được trưng bày. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Dân làng Ốp, thành phố Pleiku vui mừng chụp ảnh lưu niệm bên các tượng dân gian mới được trưng bày. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Nghệ nhân Ksor Hnao, làng Kép, thành phố Pleiku, người tạc những bức tượng dân tộc Jrai trong khu tượng cho biết, tượng gỗ dân gian Tây Nguyên là loại hình nghệ thuật điêu khắc độc đáo, nét đặc sắc văn hóa cổ truyền Tây Nguyên. Các tượng gỗ dân gian không chỉ được trang trí, tô điểm cho ngôi nhà Rông, nhà sàn của đồng bào dân tộc thiểu số mà chúng được dùng để trang trí cho ngôi nhà mồ - kiến trúc dành cho người chết trong lễ bỏ mả - một lễ hội lớn của hai dân tộc Bahnar, Jrai tại Gia Lai.
Tượng dân tộc Bahnar trong khu tượng dân gian. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Tượng dân tộc Bahnar trong khu tượng dân gian. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Hồng Điệp

Có thể bạn quan tâm