Hội nghị Gặp mặt nghệ nhân và người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số

Hội nghị Gặp mặt nghệ nhân và người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Nam Sương
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Nam Sương 
Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, các già làng, trưởng bản, người uy tín trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy chủ trì Hội nghị. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số và luôn nhất quán khẳng định văn hoá các dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời trong nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc, góp phần quan trọng phát triển đời sống  kinh tế - xã hội.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nam Sương
Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nam Sương 
Hiện nay điều kiện cuộc sống của các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới vẫn còn nhiều khó khăn, giao thông đi lại không thuận tiện, tỷ lệ hộ thuộc diện đói nghèo tương đối cao, nên khả năng tự bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào rất hạn chế, nhiều dân tộc bị mai một dần văn hóa truyền thống như tiếng nói, chữ viết, dân ca, dân vũ,  trang phục… Nhiều giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào tuy phong phú nhưng chưa được bảo tồn, phát huy đúng mức và đang đứng trước nguy cơ bị phai nhạt, mất dần bản sắc văn hoá tộc người, đặc biệt có dân tộc đã không còn tồn tại mô hình cư trú, làng bản truyền thống... Mặt khác, do tác động của của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới về kinh tế, văn hóa cũng làm cho các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đối diện với nhiều thách thức, nhiều khả năng bị hòa tan và mất dần. Vì vậy, cộng động các dân tộc cần phải trách nhiệm với chính những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ các di sản văn hóa của chính mình, góp phần phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nghệ nhân dân gian Sầm Văn Dừ, người Cao Lan (nhóm địa phương thuộc dân tộc Sán Chay) đến từ tỉnh Tuyên Quang đóng góp ý kiến với Hội nghị. Ảnh: Nam Sương
Nghệ nhân dân gian Sầm Văn Dừ, người Cao Lan (nhóm địa phương thuộc dân tộc Sán Chay) đến từ tỉnh Tuyên Quang đóng góp ý kiến với Hội nghị. Ảnh: Nam Sương 
Phát biểu tại Hội nghị, các nghệ nhân, già làng, trưởng bản đều rất tâm huyết với việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Đa số các đại biểu đều trăn trở với việc làm thế nào để bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc, vận động và truyền dạy cho thế hệ trẻ để tiếp nối truyền thống của cha ông và đề nghị Nhà nước cần có những cơ chế chính sách thích hợp để thúc đẩy việc bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc hiệu quả hơn. Đẩy mạnh việc giáo dục, tuyên truyền cho thế hệ trẻ về tiếng nói của dân tộc mình; tạo điều kiện về kinh phí cho các nghệ nhân truyền dạy cho lớp trẻ biết về những phong tục truyền thống, những làn điệu dân ca, động viên lớp trẻ tham gia gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc.
Nghệ nhân dân gian Chẻo Duồn Liềm, dân tộc Dao đến từ tỉnh Lào Cai, đóng góp ý kiến tại Hội nghị. Ảnh: Nam Sương
Nghệ nhân dân gian Chẻo Duồn Liềm, dân tộc Dao đến từ tỉnh Lào Cai, đóng góp ý kiến tại Hội nghị. Ảnh: Nam Sương 
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy: Các ý kiến đóng góp của các nghệ nhân, người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc đều rất tâm huyết và trách nhiệm, khẳng định trong công tac bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thì vai trò của cộng đồng là yếu tố quyết định và các già làng, trưởng bản, nghệ nhân,người có uy tín phải đóng vai trò nòng cốt. Việc bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc phải xuất phát từ thực tiễn, yêu cầu của cộng đồng và gắn với cộng đồng. Thời gian qua, các địa phương đã có nhiều hoạt động quan tâm đến việc nâng cao vai trò phát huy trách nhiệm của các nghệ nhân trong cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân truyền dạy những tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc, những việc làm này đã có sức lan tỏa lớn và được cả cộng đồng hưởng ứng. Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy mong muốn các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín tiếp tục cố gắng hơn nữa trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, các nghệ nhân tiếp tục phối hợp với cộng đồng, nhà trường, gia đình để truyền dạy cho thế hệ trẻ văn hóa truyền thống của dân tộc thông qua các hoạt động văn hóa, các đội văn nghệ, các câu lạc bộ. Vai trò của các nghệ nhân, người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống là rất lớn, giới trẻ cần có người hướng dẫn trực tiếp mới có thể tiếp thu được những giá trị văn hóa một cách đúng đắn nhất.  
Hoàng Tâm

Có thể bạn quan tâm