Hòa Bình đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Cam Lạc Thủy”

Hòa Bình đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Cam Lạc Thủy”
Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) trao Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Cam Lạc Thủy” cho huyện Lạc Thủy. Ảnh: Nhan Sinh - TTXVN
Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) trao Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Cam Lạc Thủy” cho huyện Lạc Thủy. Ảnh: Nhan Sinh - TTXVN

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Quang nhấn mạnh, bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Cam Lạc Thủy” là cơ hội lớn để huyện Lạc Thủy giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, để bảo vệ và phát triển bền vững thương hiệu cam Lạc Thủy, trong thời gian tới, huyện Lạc Thủy cần chú trọng việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, phát triển diện tích với quy mô tập trung, làm tốt công tác quy hoạch vùng và tuyển chọn giống đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm; liên kết xây dựng, hình thành các chuỗi tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, phải xử lý nghiêm các vi phạm về buôn bán cam không rõ nguồn gốc.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hòa Bình và huyện Lạc Thủy cùng đại biểu thăm quan gian hàng khu trưng bày sản phẩm cam Lạc Thủy. Ảnh: Nhan Sinh - TTXVN
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hòa Bình và huyện Lạc Thủy cùng đại biểu thăm quan gian hàng khu trưng bày sản phẩm cam Lạc Thủy. Ảnh: Nhan Sinh - TTXVN

Với lợi thế về thổ nhưỡng và chất đất, cây cam là cây trồng thế mạnh của huyện Lạc Thủy, được trồng từ những năm 70 và phát triển mạnh từ năm 1990. Sau khi có định hướng chung của huyện về phát triển cây ăn quả có múi, đến nay toàn huyện Lạc Thủy đã có gần 1.000 ha cây có múi; trong đó, diện tích cam chiếm 67% và chủ yếu là cam xã đoài, V2 và cam đường canh; năng suất đạt từ 25 - 30 tấn/ha; tổng sản lượng đạt gần 9.000 tấn; doanh thu từ 500 - 600 triệu đồng/ha. Sản phẩm Cam Lạc Thủy là nhãn hiệu tập thể đầu tiên trên địa bàn huyện được đón nhận văn bằng bảo hộ. Đây là tiền đề để huyện Lạc Thủy tiếp tục xây dựng, phát triển một số mặt hàng nông sản có thế mạnh của địa phương và cũng là kết quả cụ thể trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững của huyện Lạc Thủy giai đoạn 2016 - 2020.

Đại biểu thăm quan gian hàng khu trưng bày sản phẩm cam Lạc Thủy. Ảnh: Nhan Sinh - TTXVN
Đại biểu thăm quan gian hàng khu trưng bày sản phẩm cam Lạc Thủy. Ảnh: Nhan Sinh - TTXVN

Tại buổi lễ, huyện Lạc Thủy cũng đã tổ chức hội chợ cam năm 2017 với 60 gian hàng trưng bày sản phẩm cam và các nông sản đặc trưng của huyện. Đây là cơ hội lớn để các trang trại, chủ vườn trong huyện giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoải tỉnh; phục vụ cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, có ý thức bảo vệ việc sử dụng, giữ gìn và bảo vệ thương hiệu của mình.
Nhan Sinh

Có thể bạn quan tâm