Gìn giữ nhạc cụ dân tộc ở Đắk Lắk

Gìn giữ nhạc cụ dân tộc ở Đắk Lắk
Phụ nữ Ê-đê ở thành phố Buôn Ma Thuột biểu diễn nhạc cụ Đinh tút. Ảnh: Phạm Cường
Phụ nữ Ê-đê ở thành phố Buôn Ma Thuột biểu diễn nhạc cụ Đinh tút.
Ảnh: Phạm Cường

Nghệ sĩ nhân dân Y San Aliô - một trong những người chơi sáo vỗ hay nhất của Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Phạm Cường
Nghệ sĩ nhân dân Y San Aliô - một trong những người chơi sáo vỗ hay nhất của Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Phạm Cường

Được làm từ chất liệu đơn giản trong thiên nhiên như tre, nứa, lồ ô, quả bầu khô, sừng trâu… hoặc làm bằng gỗ và da trâu, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk hiện sở hữu một kho tàng nhạc cụ rất phong phú: cồng chiêng, trống, tù và, đàn T'rưng, Đinh năm, sáo, khèn... Độc đáo nhất trong đó là cồng chiêng, cùng với Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và Di sản phi vật thể của nhân loại” vào năm 2005.

Nghệ sĩ ưu tú Vũ Lân giới thiệu với cán bộ ngành văn hóa tỉnh Đắk Lắk cách chơi đàn T’rưng. Ảnh: Phạm Cường Với người Ê-đê, cồng chiêng là báu vật gắn chặt với lịch sử của một đời người. Ảnh: Phạm Cường
Nghệ sĩ ưu tú Vũ Lân giới thiệu với cán bộ ngành văn hóa tỉnh Đắk Lắk cách chơi đàn T’rưng. Ảnh: Phạm Cường
 
Nghệ sĩ ưu tú Vũ Lân giới thiệu với cán bộ ngành văn hóa tỉnh Đắk Lắk cách chơi đàn T’rưng. Ảnh: Phạm Cường Với người Ê-đê, cồng chiêng là báu vật gắn chặt với lịch sử của một đời người. Ảnh: Phạm Cường
Với người Ê-đê, cồng chiêng là báu vật gắn chặt với lịch sử của một đời người. Ảnh: Phạm Cường

Dù còn nhiều khó khăn nhưng hàng năm, tỉnh Đắk Lắk vẫn mời các nghệ nhân có kinh nghiệm tham gia chế tác, truyền dạy cách sử dụng các nhạc cụ dân tộc, qua đó góp phần bảo tồn, phát huy nghệ thuật âm nhạc truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Phạm Cường

Có thể bạn quan tâm