Gia Lai: Thư viện lưu động hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận nguồn tri thức

Gia Lai: Thư viện lưu động hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận nguồn tri thức
Học sinh vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với sách báo, internet từ mô hình thư viện lưu động. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN
Học sinh vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với sách báo, internet từ mô hình thư viện lưu động. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Em Ksor H’Linh, học sinh lớp 9A, Trường Trung học sơ sở xã Chư Gu, huyện Krông Pa (Gia Lai) cho biết: Vì điều kiện khó khăn, ít có cơ hội đọc sách. Trước đây, có rất nhiều cuốn sách mà em và các bạn chỉ được nghe qua tựa đề, bây giờ được cầm đọc nên cảm thấy rất thú vị. Ngoài ra, chúng em còn được xem phim, truy cập internet để tìm hiểu thêm thông tin phục vụ học tập. Mô hình thư viện lưu động này đã giúp mở mang kiến thức cho chúng em rất nhiều. Em đang chờ đến tháng 7, khi thư viện lưu động trở lại sẽ cố gắng đọc nhiều hơn.

Học sinh vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với internet từ mô hình thư viện lưu động. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN
Học sinh vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với internet từ mô hình thư viện lưu động. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Mô hình ô tô thư viện lưu động tại tỉnh Gia Lai được triển khai từ đầu năm 2017 đến nay đã tổ chức phục vụ gần 60 lượt tại hơn 100 địa điểm trên địa bàn toàn tỉnh. Qua đó, đã luân chuyển, trưng bày, giới thiệu đến bạn đọc gần 600.000 bản sách các loại, thu hút được gần 200.000 lượt đọc sách.

Ngoài phục vụ nhu cầu đọc của độc giả bằng nhiều thể loại sách: Khoa học, khoa giáo, giải trí, tham khảo, nông nghiệp, công nghệ…, trên xe ô tô thư viện lưu động còn được lắp đặt 10 máy vi tính, 1 màn hình chiếu, 1 ti vi để phục vụ nhu cầu truy cập internet, tiếp cận công nghệ thông tin, xem phim ảnh của người dân có nhu cầu.

Học sinh vùng sâu, vùng xa đọc sách mượn từ mô hình thư viện lưu động. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN
Học sinh vùng sâu, vùng xa đọc sách mượn từ mô hình thư viện lưu động.
Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Anh A Ngup, làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đăk Pơ chia sẻ: Trước đây, gia đình sản xuất, gieo trồng theo lối truyền thống. Nhờ đọc sách hướng dẫn kỹ thuật trồng cây nông nghiệp trong đợt thư viện lưu động về mà gia đình anh đã thay đổi cách nghĩ, vận dụng cách trồng, chăm sóc mới. Năm vừa rồi, sản lượng và chất lượng lúa đều cao hơn năm ngoái.

Tỉnh Gia Lai hiện có 1 Thư viện tỉnh, 15 Thư viện huyện, thị xã với tổng số đầu sách hiện có gần 600.000 bản.

Học sinh vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với sách báo, internet từ mô hình thư viện lưu động. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN
Học sinh vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với sách báo, internet từ mô hình thư viện lưu động. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Bà Nguyễn Thị Thủy, Giám đốc Thư viện tỉnh Gia Lai cho biết: Vì điều kiện kinh tế hạn hẹp, địa hình đi lại khó khăn nên hầu hết người dân vùng sâu, vùng xa, học sinh vùng dân tộc thiểu số ít có cơ hội tiếp cận sách, báo, phim ảnh, công nghệ thông tin… Thư viện tỉnh Gia Lai đã triển khai mô hình xe ô tô thư viện lưu động nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bạn đọc có cơ hội tiếp cận nguồn tri thức văn hóa.

Sắp tới, Thư viện tỉnh sẽ tăng cường công tác phục vụ nhu cầu đọc cho bà con qua mô hình xe ô tô thư viện lưu động với 4 chuyến/tháng, 15 ngày/tháng.
Hồng Điệp

Có thể bạn quan tâm