Đồng bào Chăm ở Bình Thuận rộn ràng đón Tết Ramưwan 2018

Đồng bào Chăm ở Bình Thuận rộn ràng đón Tết Ramưwan 2018
Hàng nghìn người Chăm mặc đồ truyền thống tập trung về các động để tảo mộ. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN
Hàng nghìn người Chăm mặc đồ truyền thống tập trung về các động để tảo mộ. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Động của người Chăm thường nằm ở nơi cao ráo, xa khu dân cư. Từ sáng sớm, hàng nghìn người mặc trang phục truyền thống, với mâm đồ cúng tươm tất trên tay hứng khởi nối đuôi nhau đi tảo mộ. Tại các động, sau khi sửa soạn lại ngôi mộ, các gia đình bày biện đồ cúng, ngồi vòng tròn quanh mộ theo từng dòng tộc. Thầy Char - người chủ lễ trong dòng tộc với trang phục và khăn quấn đầu truyền thống của người Chăm Bà Ni làm nghi thức tưới nước lên ngôi mộ với ý nghĩa là tẩy uế, làm cho người chết được mát mẻ, sạch sẽ, thanh khiết hơn, sau đó đọc kinh, cúng bái tổ tiên...
 
Đồng bào Chăm theo đạo Bà Ni ở Bình Thuận đọc kinh, cúng bái tổ tiên trong ngày Tết Ramưwan. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN
Đồng bào Chăm theo đạo Bà Ni ở Bình Thuận đọc kinh, cúng bái tổ tiên trong ngày Tết Ramưwan. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Người Chăm có nhiều lễ hội mang nét văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc như: Katê, Rijanưgar, Súc dâng, Tết Ramưwan… Trong đó, Tết cổ truyền Ramưwan là sản phẩm văn hóa tinh thần từ truyền thống tín ngưỡng cổ của cư dân người Chăm. Với ý nghĩa để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, đấng sinh thành và cầu nguyện cho làng xóm được bình yên, nhà nhà sung túc, mùa màng tươi tốt, Tết Ramưwan của người Chăm gồm nhiều nghi lễ truyền thống nối tiếp nhau như: Lễ tảo mộ, lễ Và ha, lễ cúng bái tổ tiên tại nhà và tháng chay niệm Ramadan của các thầy Char tại chùa, tháp…
 
Động (nghĩa địa) của người Chăm thường nằm ở động cát cao, xa khu dân cư. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN Từng gia đình bày biện đồ cúng và ngồi vòng tròn quanh mộ theo từng dòng tộc người Chăm. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN Đồng bào Chăm theo đạo Bà Ni ở Bình Thuận đọc kinh, cúng bái tổ tiên trong ngày Tết Ramưwan. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN
 Động (nghĩa địa) của người Chăm thường nằm ở động cát cao, xa khu dân cư. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN
 
Động (nghĩa địa) của người Chăm thường nằm ở động cát cao, xa khu dân cư. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN Từng gia đình bày biện đồ cúng và ngồi vòng tròn quanh mộ theo từng dòng tộc người Chăm. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN Đồng bào Chăm theo đạo Bà Ni ở Bình Thuận đọc kinh, cúng bái tổ tiên trong ngày Tết Ramưwan. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN
Từng gia đình bày biện đồ cúng và ngồi vòng tròn quanh mộ theo từng dòng tộc người Chăm. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN
 
Động (nghĩa địa) của người Chăm thường nằm ở động cát cao, xa khu dân cư. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN Từng gia đình bày biện đồ cúng và ngồi vòng tròn quanh mộ theo từng dòng tộc người Chăm. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN Đồng bào Chăm theo đạo Bà Ni ở Bình Thuận đọc kinh, cúng bái tổ tiên trong ngày Tết Ramưwan. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN
 Đồng bào Chăm theo đạo Bà Ni ở Bình Thuận đọc kinh, cúng bái tổ tiên trong ngày Tết Ramưwan. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Tết Ramưwan, người Chăm Bà Ni xa quê đều dành thời gian để trở về cúng bái tổ tiên, quây quần cùng gia đình, người thân. Hiện nay, Tết Ramưwan, nhất là Lễ tảo mộ của người Chăm đã thu hút nhiều khách tham quan du lịch, nhà nghiên cứu, nhiếp ảnh gia đến tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng này.

Dịp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể trong tỉnh, các địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngày Tết Ramưwan của người Chăm được tổ chức vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Các địa phương tổ chức hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao, hội thi mang đậm nét đặc sắc của người Chăm…

Đặc biệt, những địa phương có đông đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Bà Ni sinh sống, làm việc, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức cho đồng bào đón Tết lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; đồng thời động viên đồng bào vui Tết không quên nhiệm vụ phát triển sản xuất, ổn định đời sống.

Bình Thuận là địa phương có đông đồng bào Chăm sinh sống, tập trung tại các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc… Những năm qua, Bình Thuận đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như: Hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, chuyển giao kỹ thuật kết hợp với hướng dẫn đồng bào thâm canh tăng vụ cây lúa nước, thanh long, kỹ thuật chăn nuôi, đào tạo nghề…Từ đó, đồng bào Chăm đã nỗ lực vươn lên để giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, trường học, bệnh viện… khu vực đồng bào Chăm cũng được Nhà nước đầu tư. Đến nay, 100% xã có đường nhựa đến trung tâm; 100% xã, thôn có điện sinh hoạt, trạm y tế, nhà văn hóa, trường học… bộ mặt nông thôn vùng đồng bào Chăm đã thay đổi đáng kể.
Hồng Hiếu
TTXVN

Có thể bạn quan tâm