Độc đáo "Lễ thổi tai" của đồng bào dân tộc Bahnar

Độc đáo "Lễ thổi tai" của đồng bào dân tộc Bahnar
Các thầy cúng thực nghi lễ ngoài trời. Ảnh: Hoàng Hải
Các thầy cúng thực nghi lễ ngoài trời. Ảnh: Hoàng Hải 

Đồng bào dân tộc Bahnar theo quan niệm vạn vật hữu linh, mọi vật đều có thần và cầu cúng là phương thức phổ biến để đồng bào giao tiếp với thần linh.

Các thầy cúng thực hiện nghi lễ trong nhà rông. Ảnh: Hoàng Hải
 Các thầy cúng thực hiện nghi lễ trong nhà rông. Ảnh: Hoàng Hải 

Từ khi sinh ra đến lúc về với thế giới ông bà tổ tiên, người Bahnar phải trải qua ít nhất hai đến ba lễ cúng sức khoẻ. “Lễ thổi tai” là nghi lễ đầu tiên trong các nghi lễ vòng đời của đồng bào Bahnar.

"Lễ thổi tai" được tổ chức để chúc phước, đặt tên cho em bé mới sinh và tạ ơn các thần linh, cầu cho đứa trẻ khoẻ mạnh,khôn ngoan, trở thành con người tốt của gia đình và cộng đồng.

"Lễ thổi tai" là nghi lễ rất quan trọng cho một người mới sinh trong gia đình, vừa là niềm vui, vừa là trách nhiệm, gửi gắm mong muốn các thần linh tiếp tục bảo vệ và dạy bảo con trẻ lớn lên.
Các thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng tại nhà em bé và cầu xin thần linh che chở, bảo vệ cho em bé trong cuộc đời. Ảnh: Hoàng Hải
Các thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng tại nhà em bé và cầu xin thần linh che chở, bảo vệ cho em bé trong cuộc đời. Ảnh: Hoàng Hải 
Thông thường, khi em bé người Bahnar được sinh ra sau hai, ba ngày thì được tổ chức " Lễ thổi tai" và đặt tên, tùy từng hoàn cảnh gia đình mà tổ chức linh đình hay đơn giản. Tuy nhiên, có nơi thì tổ chức lễ khi em bé sinh được một tuần, hoặc khi em bé đã rụng rốn, và đặt tên cho bé. Nếu điều kiện khó khăn, đến khi em bé biết bò, thậm chí biết đi, gia đình mới làm" Lễ thổi tai", đặt tên. Lễ cúng "thổi tai" cho em bé thường có gà (con trai thì gà trống, con gái thì gà mái), ghè rượu cần, cuộn chỉ, bông vải, gạo tẻ... Bà đỡ, thầy cúng đến chúc phước, cầu mong sự may mắn; cúng thần hộ mệnh, tổ tiên ông bà... bảo vệ trẻ sơ sinh.
Bà đỡ thực hiện nghi thức xỏ lỗ tai cho em bé. Ảnh: Hoàng Hải
Bà đỡ thực hiện nghi thức xỏ lỗ tai cho em bé. Ảnh: Hoàng Hải 
Khi cúng, thầy cúng xoa nhẹ vào đầu, vào ngực, vào lưng, tay chân em bé, và thổi tượng trưng vào tai bé. Thực hiện xong nghi lễ, thầy cúng mời bà đỡ uống rượu cần trước rồi đến cha mẹ em bé và bà con họ hàng, làng xóm cùng uống rượu, ca hát với gia đình.
Mẹ em bé uống rượu cần chúc phước cho con. Ảnh: Hoàng Hải
Mẹ em bé uống rượu cần chúc phước cho con. Ảnh: Hoàng Hải 
Mẹ và em bé sau khi được làm lễ "thổi tai". Ảnh: Hoàng Hải
Mẹ và em bé sau khi được làm lễ "thổi tai". Ảnh: Hoàng Hải

Bà con dân làng cùng nhau vui hội, ca hát. Ảnh: Hoàng Hải
Bà con dân làng cùng nhau vui hội, ca hát. Ảnh: Hoàng Hải 

Với "Lễ thổi tai", người Bahnar tin rằng em bé sẽ luôn khoẻ mạnh, khôn ngoan, lanh lợi và  trở thành người tốt.      

                                                                                                                                                      Hoàng Hải

Có thể bạn quan tâm