Di sản thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế - kho tàng vô giá của nhân loại

Di sản thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế - kho tàng vô giá của nhân loại

Tiến sĩ Phan Thanh Hải- Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết: Hệ thống di tích Cố đô Huế hiện còn bảo tồn được hàng ngàn đơn vị văn thơ chữ Hán, chuyển tải những thông điệp lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc sắc của một giai đoạn nhất định trong lịch sử Việt Nam.

Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải- Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, hệ thống di tích Cố đô Huế hiện còn bảo tồn được hàng ngàn đơn vị văn thơ chữ Hán có giá trị ở tầm quốc gia và quốc tế
Theo Tiến sĩ  Phan Thanh Hải- Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, hệ thống di tích Cố đô Huế hiện còn bảo tồn được hàng ngàn đơn vị văn thơ chữ Hán có giá trị ở tầm quốc gia và quốc tế

 Hệ thống thơ văn trên kiến trúc gỗ cung đình Huế là toàn bộ hệ thống văn tự chữ Hán sáng tác dưới dạng các bài văn thơ được chạm cẩn chủ yếu trên các liên ba đố bản hoặc vách ván ở các di tích kiến trúc Huế được xây dựng trong giai đoạn triều Nguyễn (1802-1945). Đặc biệt, phong cách trang trí "nhất thi nhất họa" ở kiến trúc Huế đã hình thành và phát triển rực rỡ ngay trong giai đoạn này, rồi trở thành như một điển lệ của triều đình trong trang trí công trình kiến trúc cung đình từ đó về sau.

 

 Ngoại trừ một số di tích quan trọng được trang trí rất nhiều thơ văn đã bị phá hủy trong chiến tranh (1947) như Thái Tổ Miếu, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, điện Khôn Thái..., danh mục di tích có văn tự và số lượng ô văn tự hiện còn (chưa tính số ô hộc thơ khảm sành sứ ở lăng Khải Định) thì có tới 2742 ô thơ. Điển hình ở Hoàng Thành: Điện Thái Hòa có 242 ô thơ, sơn son thếp vàng; Thế Miếu có 679 ô thơ, sơn son thếp vàng; Hưng Miếu có 110 ô thơ, sơn son thếp vàng; Triệu Miếu có 62 ô thơ, sơn son thếp vàng. Các lăng Minh Mạng, Thiệu Trị, Đồng Khánh, Quốc Tử Giám - Tân Thơ Viện... cũng được trang trí ô thơ, sơn son thếp vàng với số lượng lớn. Đây đều là các trước tác được tuyển chọn trong vô số các tác phẩm đặc sắc của vua quan và hoàng tộc triều Nguyễn.

 
 

 Đây là một di sản tư liệu độc đáo, có giá trị ở tầm quốc gia và quốc tế. Hiện tại, toàn bộ hệ thống tư liệu này đã được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế quay phim, chụp ảnh, số hóa để lưu trữ. Nếu được UNESCO công nhận là di sản ký ức thế giới, thì không những ghi nhận những giá trị của di sản thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm