Đàn Tính - nhạc cụ độc đáo của người Tày

Đàn Tính - nhạc cụ độc đáo của người Tày
Đàn Tính là loại đàn dây, gồm ba bộ phận chính: bầu đàn, cần đàn và dây đàn. Để có được cây đàn Tính hay, quan trọng nhất phải tìm được bầu đàn tốt. Bầu đàn làm bằng nửa quả bầu khô.
Hướng dẫn sử dụng đàn Tính cho thế hệ trẻ
Hướng dẫn sử dụng đàn Tính cho thế hệ trẻ
Cần chọn quả bầu già, tròn đều, vỏ không bị nám hoặc lồi lõm thì đàn mới có âm vang chuẩn. Cần đàn được làm bằng gỗ, thẳng và nhẹ, một đầu xuyên qua bầu đàn, đầu còn lại uốn cong hình lưỡi liềm.
Tỉnh Lạng Sơn đã đưa hát Then - đàn Tính vào giảng dạy ở các trường học
Tỉnh Lạng Sơn đã đưa hát Then - đàn Tính vào giảng dạy ở các trường học
Cần đàn càng dài thì độ vang càng lớn. Đàn Tính thường có 3 dây được làm bằng tơ se, tượng trưng cho cha, mẹ và đất nước. Ngày nay, hầu hết các hoạt động văn hóa của người Tày như: cưới xin, mừng thọ, liên hoan văn nghệ và đặc biệt là hát Then… đều có sự xuất hiện của cây đàn Tính.
Sử dụng thành thạo đàn Tính là niềm tự hào của phụ nữ dân tộc Tày
Sử dụng thành thạo đàn Tính là niềm tự hào của phụ nữ dân tộc Tày
Âm thanh đàn Tính mượt mà, rạo rực, tạo nên hồn dân ca, dân vũ đặc sắc.
Bầu của đàn Tính được làm bằng nửa quả bầu khô
Bầu của đàn Tính được làm bằng nửa quả bầu khô
Chế tác đàn Tính đòi hỏi người thợ phải kiên trì, có đôi bàn tay khéo và hiểu biết về đàn Tính
Chế tác đàn Tính đòi hỏi người thợ phải kiên trì, có đôi bàn tay khéo và hiểu biết về đàn Tính

Có thể bạn quan tâm