Các hoạt động tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông được tái hiện tại không gian Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Hoàng Tâm
Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông được tái hiện tại không gian Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Hoàng Tâm 

Hoạt động tháng 5 với sự tham gia của khoảng 80 đồng bào dân tộc của 11 dân tộc (Tày, Dao, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, RagLai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 11 địa phương cùng sự tham gia của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội; các nghệ nhân, tiểu thương của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.

Hoạt động chủ đề “Bác Hồ với Tây Nguyên, Tây Nguyên với Bác Hồ” sẽ có hoạt động triển lãm trưng bày, giới thiệu tư liệu, hiện vật, hình ảnh vật dụng sinh hoạt, những sáng tác văn học - nghệ thuật, câu chuyện, bài báo... về Bác Hồ. Đặc biệt, hình ảnh, câu chuyện Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên. Bên cạnh đó là những chia sẻ của đại diện đồng bào Tây Nguyên đã từng gặp Bác, người sưu tầm những hình ảnh, hiện vật và lưu giữ những câu chuyện về Bác tới khách du lịch. Triển lãm “Sen trong đời sống văn hóa Việt” trưng bày, giới thiệu các hình ảnh về hoa sen qua nghệ thuật của các nhà nhiếp ảnh; giới thiệu ẩm thực chế biến từ hoa sen như trà sen, mứt sen, cháo sen… Chương trình dân ca, dân vũ “Xúc cảm tháng 5 - Hoa sen nhớ Bác” ca ngợi Bác Hồ, về Tây Nguyên thể hiện được tình cảm của Bác dành cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam và một số trò chơi dân gian do sinh viên Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Đại học Văn hóa Hà Nội biểu diễn.
 
Đồng bào dân tộc Thái sinh sống tại Làng chế biến ẩm thực phục vụ du khách. Ảnh: Hoàng Tâm
Đồng bào dân tộc Thái sinh sống tại Làng chế biến ẩm thực phục vụ du khách. Ảnh: Hoàng Tâm 
Đặc biệt, nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc sẽ được tái hiện lại sinh động và hấp dẫn tại không gian “ngôi nhà chung” như Lễ cưới của đồng bào Raglai ở tỉnh Ninh Thuận, Lễ cúng bến nước dân tộc Gia Rai tỉnh Gia Lai, Lễ mừng nhà mới của đân tộc Chăm Bà La môn (tỉnh Ninh Thuận) và Lễ Phật Đản tại chùa Khmer,...

Lễ cưới của đồng bào Raglai ở tỉnh Ninh Thuận với nhiều nghi thức đính ước, ăn hỏi và lễ cưới. Ở cộng đồng người Raglai theo chế độ mẫu hệ nên mọi quyết định quan trọng nhất trong đám cưới nhà gái đều nắm vai trò chủ động và quyết định, nghi lễ cưới chính cũng được tổ chức ở nhà gái. Tuy nhiên, trong tình yêu và lễ dạm hỏi thì nhà trai vẫn là người chủ động đi hỏi vợ, khi đã được cô gái chấp nhận họ tiến hành nghi thức “lễ nhận hỏi”, đôi trai gái trao vòng cho nhau như một vật đính ước chờ ngày cưới. Lễ cưới của người Raglai là một trong những nghi lễ quan trọng thuộc hệ thống nghi lễ vòng đời, diễn ra trước sự chứng kiến của gia đình, dòng họ, cộng đồng”. 

Lễ cúng bến nước dân tộc Gia Rai tỉnh Gia Lai, đồng bào dân tộc Gia Rai cho rằng “Yang Ia” là vị thần tạo ra nguồn nước nên hàng năm cứ đến dịp đầu năm mới hay thời điểm bắt đầu mùa mưa, người dân lại tổ chức lễ cúng Bến nước. Đây là một tục lệ thể hiện nét đẹp của văn hóa dân tộc Gia Rai tại Tây Nguyên.

Du khách trải nghiệm tham gia các hoạt động văn hóa cùng bà con đồng bào dân tộc. Ảnh: Hoàng Tâm
Du khách trải nghiệm tham gia các hoạt động văn hóa cùng bà con đồng bào dân tộc. Ảnh: Hoàng Tâm 

Trong các dịp cuối tuần có các hoạt động giao lưu dân ca, dân vũ “Ngọn lửa cao nguyên” tại làng dân tộc Ê đê; “Tình ca bến nước” tại làng dân tộc Gia Rai; các chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm và chùa Pháp Ấn;... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Hoàng Tâm

Có thể bạn quan tâm