Cà Mau bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Cà Mau bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Nghề gác kèo ong nổi danh là đặc trưng văn hoá của người dân đất rừng U Minh Hạ. Ảnh: Thế Anh - TTXVN
Nghề gác kèo ong nổi danh là đặc trưng văn hoá của người dân đất rừng U Minh Hạ. Ảnh: Thế Anh - TTXVN

Cụ thể, Cà Mau sẽ lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với hai nghề truyền thống nổi tiếng của địa phương là gác kèo ong, muối ba khía trong năm 2019.

Bên cạnh đó, theo lộ trình, Cà Mau tiếp tục lập hồ sơ trình duyệt đối với các di sản là lễ hội như: Lễ hội Nghinh Ông - Sông Đốc (năm 2020), Lễ hội đền thờ Vua Hùng (năm 2021), Nghề truyền thống làm tôm khô (năm 2022), Lễ vía Bà Thủy Long (năm 2023), Lễ vía Bà Thiên Hậu (năm 2024).

Trong từng năm, Cà Mau sẽ xây dựng, thực hiện kế hoạch bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đối với các di sản nói trên. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tổ chức, chỉnh lý phòng trưng bày, giới thiệu, tuyên truyền giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận tại phòng trưng bày cố định của bảo tàng.

Năm 2025, Cà Mau sẽ tổ chức kiểm kê trên địa bàn tỉnh nhằm xác định lại danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần đưa vào danh mục quốc gia, cấp tỉnh hoặc đưa ra khỏi danh mục đã được phê duyệt. Từ năm 2026-2030, mỗi năm tỉnh xây dựng ít nhất một hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị bổ sung vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; xây dựng, thực hiện ít nhất một kế hoạch bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận trong năm trước liền kề.

Để thực hiện kế hoạch này, Cà Mau dự kiến chi kinh phí hơn 3,7 tỉ đồng, trong đó ngân sách cấp tỉnh 2,5 tỉ đồng, cấp huyện 550 triệu đồng, xã hội hóa 550 triệu đồng.

Huỳnh Anh
TTXVN

Có thể bạn quan tâm