Bảo tồn, tôn vinh giá trị của bảo vật quốc gia Tháp gốm men chùa Trò

Bảo tồn, tôn vinh giá trị của bảo vật quốc gia Tháp gốm men chùa Trò
Trao Quyết định công nhận Tháp gốm men chùa Trò của Vĩnh Phúc là Bảo vật quốc gia. Ảnh: Nguyễn Thảo - TTXVN
 Trao Quyết định công nhận Tháp gốm men chùa Trò của Vĩnh Phúc là Bảo vật quốc gia. Ảnh: Nguyễn Thảo - TTXVN
Cùng với 21 bảo vật khác của cả nước, Tháp gốm men chùa Trò của tỉnh Vĩnh Phúc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia vào tháng 12 năm 2018. Đây là hiện vật gốc, độc nhất vô nhị, có niên đại thế kỷ XIV, được Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc sưu tầm trực tiếp từ di tích chùa Trò, xã Yên Phương, huyện Yên Lạc.
Tháp gốm men chùa Trò có 9 tầng, lòng tháp rỗng, cao 1,45m, rộng đế 0,5m. Tháp có dạng một khối hộp hình vuông, rộng đế và thu nhỏ dần về phía đỉnh. Bốn mặt các tầng tháp đều có cửa hình tò vò. Về màu sắc men, tháp gốm chùa Trò sử dụng ba màu men chính: men ngọc chủ đạo, men trắng làm nền, men nâu điểm xuyết.
Tháp gốm men chùa Trò của Vĩnh Phúc. Ảnh: Nguyễn Thảo - TTXVN
Tháp gốm men chùa Trò của Vĩnh Phúc. Ảnh: Nguyễn Thảo - TTXVN

Đặc biệt, tháp có 446 tượng Phật, bố trí từ trên xuống dưới, tạo nên cảm giác tầng tầng, lớp lớp, 4 phương, 8 hướng, đâu đâu cũng có hình ảnh Đức Phật. Tháp gốm men chùa Trò là tháp thờ bằng gốm men lớn nhất, nguyên vẹn nhất có trong kho tàng gốm cổ Đại Việt; vừa là tác phẩm nghệ thuật, vừa mang giá trị biểu tượng của Phật giáo,đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển gốm Việt Nam. Tháp gốm men chùa Trò đang được lưu giữ 
trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
Nguyễn Thị Thảo
TTXVN

Có thể bạn quan tâm