Bản sắc văn hóa Việt qua các lễ hội truyền thống

Bản sắc văn hóa Việt qua các lễ hội truyền thống

Báo ảnh Dân tộc và Miền núi trân trọng giới thiệu một số hình ảnh về các lễ hội truyền thống tại các địa phương do phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thực hiện .

Ngày 23/2/2015 (tức 5 tháng Giêng năm Ất Mùi), tại Hà Nội, diễn ra Lễ hội truyền thống kỷ niệm 226 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 – 2015) và dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Ảnh: TTTXVN
Ngày 23/2/2015 (tức 5 tháng Giêng năm Ất Mùi), tại Hà Nội, diễn ra Lễ hội truyền thống kỷ niệm 226 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 – 2015) và dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Ảnh: TTTXVN
Ngày 25/2/2015 (mùng 7 tháng Giêng năm Ất Mùi), tại đền Mẫu, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) khai hội đền Mẫu Âu Cơ, tri ân công đức của Đức Thánh Mẫu Âu Cơ và cầu cho Quốc thái dân an, một năm mới đạt nhiều thành công. Ảnh: TTXVN
Ngày 25/2/2015 (mùng 7 tháng Giêng năm Ất Mùi), tại đền Mẫu, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) khai hội đền Mẫu Âu Cơ, tri ân công đức của Đức Thánh Mẫu Âu Cơ và cầu cho Quốc thái dân an, một năm mới đạt nhiều thành công. Ảnh: TTXVN
Sáng 25/2/2015 (mùng 7 tháng Giêng năm Ất Mùi), tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam) khai hội Tịch điền - Đọi Sơn 2015, lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Ảnh: TTXVN
Sáng 25/2/2015 (mùng 7 tháng Giêng năm Ất Mùi), tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam) khai hội Tịch điền - Đọi Sơn 2015, lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Ảnh: TTXVN
Ngày 24/2/2015 (tức mồng 6 Tết Ất Mùi), tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) diễn ra Lễ khai hội Chùa Hương, Xuân Ất Mùi 2015- lễ hội có thời gian tổ chức dài nhất và có lượng người tham gia lớn nhất trong cả nước. Ảnh: TTXVN
Ngày 24/2/2015 (tức mồng 6 Tết Ất Mùi), tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) diễn ra Lễ khai hội Chùa Hương, Xuân Ất Mùi 2015- lễ hội có thời gian tổ chức dài nhất và có lượng người tham gia lớn nhất trong cả nước. Ảnh: TTXVN
Trong hai ngày 2 và 3/3 (tức ngày 12-13 tháng Giêng năm Ất Mùi) Hội Lim đã được tổ chức tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa gồm thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bảo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong ảnh: Hát Quan họ tại các lán. Ảnh: TTXVN
Trong hai ngày 2 và 3/3 (tức ngày 12-13 tháng Giêng năm Ất Mùi) Hội Lim đã được tổ chức tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa gồm thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bảo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong ảnh: Hát Quan họ tại các lán. Ảnh: TTXVN
Thi gói bánh chưng, bánh dày- nét đẹp văn hóa tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2015, Ảnh: TTXVN
Thi gói  bánh chưng, bánh dày- nét đẹp văn hóa tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2015, Ảnh: TTXVN
Ngày 2/3/2015 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Ất Mùi), tại Nam Định đã diễn ra nghi lễ rước nước, tế cá truyền thống ở quần thể khu di tích đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định). Đây là một nội dung chính trong lễ hội Khai ấn Đền Trần. Nghi lễ có ý nghĩa tri ân tổ tiên nhà Trần - vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới và gắn bó với sông nước. Ảnh; TTXVN
Ngày 2/3/2015 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Ất Mùi), tại Nam Định đã diễn ra nghi lễ rước nước, tế cá truyền thống ở quần thể khu di tích đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định). Đây là một nội dung chính trong lễ hội Khai ấn Đền Trần. Nghi lễ có ý nghĩa tri ân tổ tiên nhà Trần - vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới và gắn bó với sông nước. Ảnh; TTXVN
Đêm 4/3 (tức 14 tháng Giêng âm lịch), Lễ khai ấn Đền Trần Xuân Ất Mùi 2015 đã được tổ chức tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Trong ảnh: Rước kiệu ấn trong lễ khai ấn Đền Trần (Nam Định). Ảnh: TTXVN
Đêm 4/3 (tức 14 tháng Giêng âm lịch), Lễ khai ấn Đền Trần Xuân Ất Mùi 2015 đã được tổ chức tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Trong ảnh: Rước kiệu ấn trong lễ khai ấn Đền Trần (Nam Định). Ảnh: TTXVN 
Đua ghe ngo là hoạt động không thể thiếu trong lễ hội Oóc Om Bóc truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ, thường diễn ra vào các ngày 14 - 15/10 âm lịch hàng năm. Ảnh: TTXVN
Đua ghe ngo là hoạt động không thể thiếu trong lễ hội Oóc Om Bóc truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ, thường diễn ra vào các ngày 14 - 15/10 âm lịch hàng năm. Ảnh: TTXVN
Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên. Ảnh: TTXVN
Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên. Ảnh: TTXVN
Cứ vào đầu tháng 1 theo lịch Chăm (cuối tháng 5 dương lịch) đồng bào Chăm ở Ninh Thuận lại tổ chức lễ hội cầu mưa truyền thống, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ảnh: TTXVN
Cứ vào đầu tháng 1 theo lịch Chăm (cuối tháng 5 dương lịch) đồng bào Chăm ở Ninh Thuận lại tổ chức lễ hội cầu mưa truyền thống, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ảnh: TTXVN 
Tối 13/3/2015, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã diễn ra Lễ hội Hoa Ban năm 2015. Đây là Lễ hội thường niên được tổ chức nhằm mục đích tôn vinh, bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa dân tộc; Ảnh: TTXVN
Tối 13/3/2015, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã diễn ra Lễ hội Hoa Ban năm 2015. Đây là Lễ hội thường niên được tổ chức nhằm mục đích tôn vinh, bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa dân tộc; Ảnh: TTXVN
Ngày 28/2/2015 (mùng 10 tháng Giêng âm lịch), tại thôn Đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên diễn ra Lễ hội Lồng tồng ATK Định Hóa xuân Ất Mùi (Lễ hội xuống đồng), một trong những lễ hội xuân truyền thống lớn nhất tỉnh Thái Nguyên. Trong ảnh: Trò chơi du quay tại lễ hội. Ảnh: TTXVN
Ngày 28/2/2015 (mùng 10 tháng Giêng âm lịch), tại thôn Đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên diễn ra Lễ hội Lồng tồng ATK Định Hóa xuân Ất Mùi (Lễ hội xuống đồng), một trong những lễ hội xuân truyền thống lớn nhất tỉnh Thái Nguyên. Trong ảnh: Trò chơi du quay tại lễ hội. Ảnh: TTXVN
Ngày 6/3/2015, ngư dân đi biển của thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ Cầu ngư truyền thống năm 2015 nhằm bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ các bậc tiền nhân quá cố và cầu cho mưa thuận gió hòa để ngư dân có một năm đi biển bội thu. Ảnh: TTXVN
Ngày 6/3/2015, ngư dân đi biển của thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ Cầu ngư truyền thống năm 2015 nhằm bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ các bậc tiền nhân quá cố và cầu cho mưa thuận gió hòa để ngư dân có một năm đi biển bội thu. Ảnh: TTXVN
Tối 6/3/2015, tại xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã diễn ra lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn. Đây là lễ hội được tổ chức hàng năm vào dịp đầu xuân năm mới hoặc vào dịp thu hoạch vụ mùa khoảng tháng 10 tháng 11 âm lịch. Theo quan niệm của người Pà Thẻn, lễ nhảy lửa nhằm tạ ơn trời đất, thần linh đã cho một mùa vụ tươi tốt và cũng cầu chúc cho một vụ mùa năm sau, lửa sẽ mang lại sự ấm áp, may mắn.
Tối 6/3/2015, tại xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã diễn ra lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn. Đây là lễ hội được tổ chức hàng năm vào dịp đầu xuân năm mới hoặc vào dịp thu hoạch vụ mùa khoảng tháng 10 tháng 11 âm lịch. Theo quan niệm của người Pà Thẻn, lễ nhảy lửa nhằm tạ ơn trời đất, thần linh đã cho một mùa vụ tươi tốt và cũng cầu chúc cho một vụ mùa năm sau, lửa sẽ mang lại sự ấm áp, may mắn.

Có thể bạn quan tâm