Âm nhạc nghi lễ dân gian của người Khmer Nam Bộ

Âm nhạc nghi lễ dân gian của người Khmer Nam Bộ
Theo các nhà nghiên cứu, nhạc lễ truyền thống của người Khmer được hình thành và phát triển do nhu cầu tiếp xúc và khẩn cầu thế giới thần linh, xuất phát từ tâm lý kinh sợ và mong muốn được ban ơn từ thần linh của cư dân nông nghiệp.
Với sự hỗ trợ của các ngành chức năng địa phương, Ban nhạc lễ Khmer chùa Mahatup (chùa Dơi, Thành phố Sóc Trăng) được thành lập từ năm 2013, tham gia biểu diễn phục vụ du khách đến tham quan chùa và các lễ hội trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Sơn Hên
Với sự hỗ trợ của các ngành chức năng địa phương, Ban nhạc lễ Khmer chùa Mahatup (chùa Dơi, Thành phố Sóc Trăng) được thành lập từ năm 2013, tham gia biểu diễn phục vụ du khách đến tham quan chùa và các lễ hội trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Sơn Hên

Dàn nhạc lễ truyền thống Khmer thường có từ 5 đến 8 thành viên hoặc nhiều hơn tùy theo từng nghi lễ, sử dụng 5 nhạc cụ chính, gồm kèn Pey Puok (Pây Puốc), trống Skor Touch (S’cô Tôch), đàn cán dài Chapey Dangveng (Cha-pây Đoong Vêng), đàn Khser Điêu và đàn cò 3 dây, tức Tro Khse Bey (T’ru Kh’se Bây) hay còn gọi Tro Khmer, để diễn tấu trong các nghi lễ cầu Arak, cầu xin được bình an, tránh khỏi bệnh tật, hoạn nạn.
Với 4 thế hệ gắn bó với nhạc cụ truyền thống Khmer, nghệ nhân ưu tú Danh Xà Rậm ở ấp Đầu Sấu Đông (Lộc Ninh, Hồng Dân, Bạc Liêu) là người nhiệt huyết với âm nhạc truyền thống của dân tộc, đặc biệt là đàn Cha-pây Đoong Vêng. Ảnh Sơn Hên
Với 4 thế hệ gắn bó với nhạc cụ truyền thống Khmer, nghệ nhân ưu tú Danh Xà Rậm ở ấp Đầu Sấu Đông (Lộc Ninh, Hồng Dân, Bạc Liêu) là người nhiệt huyết với âm nhạc truyền thống của dân tộc, đặc biệt là đàn Cha-pây Đoong Vêng. Ảnh Sơn Hên
Với 4 thế hệ gắn bó với nhạc cụ truyền thống Khmer, nghệ nhân ưu tú Danh Xà Rậm ở ấp Đầu Sấu Đông (Lộc Ninh, Hồng Dân, Bạc Liêu) là người nhiệt huyết với âm nhạc truyền thống của dân tộc, đặc biệt là đàn Cha-pây Đoong Vêng. Ảnh Sơn Hên

Âm nhạc truyền thống trong lễ cưới (Phleng Kar) Khmer dùng để diễn tấu những giai điệu chúc phúc trong các nghi thức cử hành hôn lễ của người Khmer như: buộc chỉ tay, quét chiếu, mở hàng rào, cắt hoa cau..., hoặc trong các dịp lễ hội Vào năm mới, hạ thủy ghe ngo, mừng nhà mới.... với các nhạc cụ truyền thống như: kèn Pey Or (Pây O), đàn Tro Ou (T’ru U), Tro Choe (T’ro choe), Khim (Khưm), Takhe (Ta-khê), sáo Khloy (Kh’lôy), trống Skor Touch (S’cô Tôch), đàn Chapey Dangveng, chập chọe Ching....
Thạch Hoài Thanh, sinh viên Khóa 2013-2018 Lớp biểu diễn nhạc cụ truyền thống Khmer Nam bộ (Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Trường Đại học Trà Vinh) biểu diễn nhạc cụ truyền thống T'rô U. Ảnh: Sơn Hên
Thạch Hoài Thanh, sinh viên Khóa 2013-2018 Lớp biểu diễn nhạc cụ truyền thống Khmer Nam bộ (Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Trường Đại học Trà Vinh) biểu diễn nhạc cụ truyền thống T'rô U. Ảnh: Sơn Hên

Các nhạc cụ trong dàn nhạc lễ truyền thống Khmer được chế tác từ chất liệu sẵn có trong tự nhiên.

Nếu như Pey Puok là nhạc khí thuộc bộ hơi, thân được làm từ cây trúc, phần lưỡi gà làm từ một loại gỗ quý; thì Skor Touch là nhạc khí màng rung vỗ được chế tác từ gỗ độc mộc và một mảnh da bò, vỗ bằng tay.

Trong khi Pey Or thuộc bộ nhạc khí hơi dăm kép với lưỡi gà làm từ thân cây sậy, thân được chế tác từ gỗ trắc, có 7 lỗ thanh âm; thân đàn Khser Điêu lại được làm từ vỏ quả bầu hình tròn với một dây thanh làm từ chất liệu đồng...

Khi diễn tấu, mỗi nhạc khí trong dàn nhạc lễ truyền thống Khmer tạo ra âm sắc, âm điệu riêng với Pey Or hoặc Pey Puok giữ vai trò chủ đạo.
Các nhạc cụ cổ truyền Khmer hòa tấu với nhạc cụ hiện đại tại một lễ hội ở tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Bảo Long
Các nhạc cụ cổ truyền Khmer hòa tấu với nhạc cụ hiện đại tại một lễ hội ở tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Bảo Long

Đối với người Khmer, âm nhạc không chỉ phục vụ, điểm tô cho không khí lễ hội thêm rộn ràng, trang nghiêm hay trầm mặc theo từng nghi thức, mà còn là phương tiện đưa tin giữa thế giới thần linh và con người.

Vì vậy, âm nhạc ngân lên với những cung bậc, giai điệu khác nhau theo từng phong tục, nghi lễ: rộn ràng vui tươi trong lễ cưới; trầm buồn, ai oán trong tang lễ; phiêu bồng, trầm mặc, linh thiêng trong lễ cầu thần, lên Arak, hạ thủy ghe ngo...

Những cung bậc thanh âm ấy được tích lũy, rèn dũa, trở thành vốn quí trong kho tàng văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc đa dạng, đầy bản sắc của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Múa trống Chhay-dăm trong lễ hội ở Trà Vinh. Ảnh: Bảo Long
Múa trống Chhay-dăm trong lễ hội ở Trà Vinh. Ảnh: Bảo Long
Múa trống Chhay-dăm trong lễ hội ở Trà Vinh. Ảnh: Bảo Long

Nhạc lễ cổ truyền Khmer mang giá trị nhân văn, có thể độc tấu hoặc hòa tấu với nhiều nhạc cụ, ở mọi lúc, mọi nơi.

Với cây đàn Cha-pây Đoong Vêng yêu cầu kỹ thuật trình diễn cao, người nghệ nhân Khmer tài hoa có thể vừa đàn vừa hát thâu đêm với những bài bản cũ hoặc ứng tác với các chủ đề theo tuồng tích cổ hoặc các đề tài thời sự, xã hội đương đại.

Trong khi với những nhạc cụ đơn giản như Pey Or  hoặc Pey Puok, người chơi có thể biểu diễn ngẫu hứng theo tâm trạng, ngân lên những gia điệu mượt mà hòa cùng tiếng gió xào xạc ở rặng tre sau hè, thoảng trong hương thơm của những ngọn lúa trổ đòng đòng trong phum sóc, chứa đựng bao cung bậc cảm xúc, sẻ chia những buồn vui trong cuộc sống, gửi gắm những tâm sự mộc mạc của người quê, của sông nước đồng quê...
Một đội nhạc lễ Khmer biểu diễn ngẫu hứng trên đường phố Trà Vinh, tỉnh có tỷ lệ đồng bào Khmer cư trú đông nhất ở Nam Bộ, chiếm hơn 30% dân số địa phương. Ảnh: Bảo Long
Một đội nhạc lễ Khmer biểu diễn ngẫu hứng trên đường phố Trà Vinh, tỉnh có tỷ lệ đồng bào Khmer cư trú đông nhất ở Nam Bộ, chiếm hơn 30% dân số địa phương. Ảnh: Bảo Long

Hiện nay, thể loại nhạc lễ cổ truyền Khmer rất ít người biết chơi và theo học, có nguy cơ mai một, cần được các ngành chức năng và các địa phương quan tâm gìn giữ, bảo tồn.

Những năm gần đây, Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ (Trường Đại học Trà Vinh) có chiêu sinh các lớp nhạc cụ truyền thống nhưng rất ít học viên đăng ký theo học.
Tiêu bản đàn Kh’ser Điêu - nhạc cụ có nguy cơ mai một do ít người biết diễn tấu - được lưu giữ tại Khu thực hành biểu diễn nghệ thuật của trường Đại học Trà Vinh. Ảnh: Sơn Hên
Tiêu bản đàn Kh’ser Điêu - nhạc cụ có nguy cơ mai một do ít người biết diễn tấu - được lưu giữ tại Khu thực hành biểu diễn nghệ thuật của trường Đại học Trà Vinh. Ảnh: Sơn Hên

Trong xu thế toàn cầu hóa, giới trẻ Khmer ngày nay ít quan tâm đến loại hình âm nhạc truyền thống này, dù chúng vẫn được lưu giữ, bảo tồn theo truyền thống gia đình, tại các điểm chùa Khmer, các đoàn nghệ thuật chuyên và không chuyên.

Tại các đoàn nghệ thuật Dù kê chuyên nghiệp ở các tỉnh, thành có đông đồng bào Khmer, một số loại nhạc cụ trong dàn nhạc lễ dân gian Khmer được lưu giữ phần lớn chỉ để tham gia hòa tấu với các nhạc cụ hiện đại, nhân các các dịp lễ, tết quan trọng trong năm.
Sơn Hên
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm