Vận động trang trại từng có lợn mắc tả lợn châu Phi ký cam kết không tái đàn

Vận động trang trại từng có lợn mắc tả lợn châu Phi ký cam kết không tái đàn
Sau khi đàn lợn bị tiêu hủy, chị Nguyễn Thị Hồng chuyển sang nuôi gà, vịt để có thêm thu nhập. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN
Sau khi đàn lợn bị tiêu hủy, chị Nguyễn Thị Hồng chuyển sang nuôi gà, vịt để có thêm thu nhập. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Trung, thời gian qua, dịch bệnh tả lợn châu Phi đã có những dấu hiệu chững lại, nhưng nguy cơ tiếp tục bùng phát vẫn còn tiềm ẩn. Do đó, ngành chăn nuôi đã vận động các trang trại từng có lợn mắc dịch bệnh ký cam kết không tái đàn. Đối với các trang trại hở chưa có lợn bệnh, cơ quan thú y cũng tiến hành hướng dẫn để cải tạo, phun, xịt khử trùng nhằm giảm nguy cơ dịch bệnh và cũng được khuyến cáo giữ nguyên số lượng đàn, không vội tăng đàn cho đến khi tình hình được kiểm soát tốt. Chỉ có các trang trại lạnh, trại kín và bảo đảm an toàn sinh học mới có thể tăng số lượng nuôi, nhưng vẫn cần thực hiện kỹ lưỡng quy trình phòng ngừa dịch bệnh để bảo vệ đàn lợn trong thời điểm này. Sau gần 6 tháng dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, khoảng 2 tháng trở lại đây giá thịt lợn hơi đã tăng mạnh, hiện đang ở mức 94.000 đồng đến 95.000 đồng/kg. Nhờ mức giá này, nhiều người chăn nuôi không có lợn chết trong đợt dịch vừa qua có lợn xuất chuồng đều trúng lớn. Những ngày cận Tết Nguyên đán, thương lái trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đi khắp nơi lùng sục tìm mua lợn hơi, với mức giá cao. Với mức giá 94.000 đồng đến 95.000 đồng/kg thịt lợn hơi như hiện nay thì số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ còn có lợn để bán là rất khan hiếm. Nếu có thì cũng chỉ thưa thớt vài hộ còn lợn hơi xuất bán với số lượng không nhiều. Mà số lợn còn có để xuất bán ra thị trường chủ yếu là ở các trang trại lớn trên địa bàn tỉnh không bị lây dịch tả châu Phi thời gian vừa qua. Ông Nguyễn Thái Trị, ngụ xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc cho biết, thời gian qua nhiều đàn lợn của các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến bị nhiễm dịch tả châu Phi nhưng số lợn trong chuồng của gia đình ông Trị may mắn vẫn được “an toàn”, không bị dịch bệnh. Theo ông Trị cho biết, hiện nay thương lái báo giá cho ông là 94.000 đồng đến 95.000 đồng/kg. Với mức giá này, theo ông Trị thì người chăn nuôi thu lãi lớn khoảng 6 triệu đồng/con. Mặc dù giá lợn hơi tăng cao nhưng số lợn trong chuồng được xuất bán dịp này của gia đình ông cũng còn rất ít, khiến ông ngậm ngủi tiếc rẻ vì không có lợn xuất bán. Còn tại trang trại chăn nuôi lợn của gia đình bà Phạm Thị Tánh, thôn Quảng Giao, xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức đang chăn nuôi 2.000 con lợn con và lợn thịt với hơn 200 con lợn nái. Nhờ xây dựng chuồng trại xa khu vực dân cư sinh sống, lại áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học và chú trọng đến khâu vệ sinh chuồng trại, sát khuẩn thường xuyên, liên tục nên trang trại của gia đình bà thời gian qua không bị lây lan dịch tả lợn châu Phi. Bà Tánh cho biết, hiện nay trung bình mỗi tháng gia đình bà xuất chuồng từ hơn 300 đến 400 con lợn. Từ đây đến Tết Nguyên đán dự kiến trong trang trại của gia đình bà sẽ xuất khoảng 500 con nữa. Với giá bán như hiện nay bà thu về số lãi khá lớn, mỗi con bà lãi hơn 5 triệu đến 6 triệu đồng/con. Bà Tánh chia sẻ, người chăn nuôi lợn, với giá bán khoảng 40.000 đồng/kg là bắt đầu có lãi. Với giá bán như hiện nay người chăn nuôi chúng tôi rất vui mừng và dự báo với nhu cầu tiêu dùng thịt lợn những ngày cận Tết Nguyên đán giá sẽ còn tăng nữa. Nhờ chăn nuôi có lãi, nên hiện nay gia đình bà Tánh quyết định bỏ ra khoảng 8 tỷ đồng để xây dựng một trang trại khác theo mô hình chuồng lạnh khép kín để nuôi lợn. Bởi, bà nhận thấy, thời gian qua các trang trại được đầu tư theo mô hình chuồng lạnh, khép kín đều rất an toàn dịch bệnh. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, sau 6 tháng dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn tỉnh đã gây thiệt hại cho người chăn nuôi rất lớn. Khi chưa xảy ra dịch, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có khoảng 408.000 con lợn, sau khi xuất hiện, dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại gần 10% tổng đàn lợn của tỉnh, với hơn 1.200 ổ dịch, buộc phải tiêu hủy gần 40.400 con lợn, còn lại, tổng đàn lợn giảm dần do một số thời điểm, người chăn nuôi ngại dịch nên bán “tháo”. Tuy nhiên, dù tổng đàn lợn giảm nhưng việc thiếu nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới, đặc biệt là Tết Nguyên đán theo nhận định của Chi cục là khó xảy ra.
Hoàng Nhị

Có thể bạn quan tâm