Ưu tiên nguồn lực thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia tại Đắk Nông

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh được Trung ương ưu tiên nguồn lực thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm: xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Uu tien nguon luc thuc hien ba chuong trinh muc tieu quoc gia tai Dak Nong hinh anh 1Hộ nông dân Nguyễn Thị Thanh ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk GLong được Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông hỗ trợ vay vốn sản xuất, phát huy hiệu quả. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Một trong các mục tiêu quan trọng của ba chương trình là giảm nghèo, nhất là hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Tổng kinh phí của ba chương trình gần 2.500 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2023 hơn 1.000 tỷ đồng. Kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 tại Đắk Nông vừa được lãnh đạo UBND tỉnh ký phê duyệt, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm hơn giảm 3,22% (tương đương với gần 5.000 hộ) so với kết quả rà soát thực hiện trước đó 1 năm. Toàn tỉnh có 13.342 hộ nghèo, chiếm 7,97%.

Uu tien nguon luc thuc hien ba chuong trinh muc tieu quoc gia tai Dak Nong hinh anh 2Hộ nông dân Nguyễn Văn Đức ở thôn Bon Dốc Du, xã Nậm Nung, huyện Krông Nô được Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông hỗ trợ vay vốn phát triển chăn nuôi dê thương phẩm, phát huy hiệu quả cao. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Tương tự, tỷ lệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số chung và tỷ lệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số tại chỗ (M’nông, Mạ, Ê-đê) của tỉnh Đắk Nông năm 2022 giảm mạnh. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số chung hơn 20%, giảm gần 8% so với cùng kỳ và tỷ lệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số tại chỗ hơn 24,5%, giảm hơn 8% so với năm trước đó. Toàn tỉnh Đắk Nông hiện có 40 dân tộc anh em cùng chung sống với tổng số dân hơn 691.000 người.

Uu tien nguon luc thuc hien ba chuong trinh muc tieu quoc gia tai Dak Nong hinh anh 3Hộ nông dân Phạm Đức Thành ở thôn Bon Dốc Du, xã Nậm Nung, huyện Krông Nô được Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông hỗ trợ vay vốn sản xuất, phát huy hiệu quả. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Công tác giảm nghèo của tỉnh Đắk Nông tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng khích lệ. Nhờ sự ưu tiên nguồn lực của Trung ương và sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các địa phương và các đơn vị liên quan đã có nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong công tác giảm nghèo. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt. Nhiều mô hình sản xuất, làm ăn kinh tế hiệu quả được tập trung phát triển, giúp người dân nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Các vấn đề tồn tại dai dẳng liên quan tới dân di cư không theo quy hoạch như tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt… từng bước được giải quyết. Tại nhiều địa phương, một số mô hình làm phát triển kinh tế gắn liền với bảo tồn bản sắc văn hóa, bảo vệ - phát triển rừng, du lịch cộng đồng đang mở ra hướng đi mới cho cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ.

Hưng Thịnh

Tin liên quan

Đắk Nông phân bổ gần 1.050 tỷ đồng thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia

Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Nông vừa có báo cáo phân bổ ngân sách nhà nước năm 2023 để thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu của ba chương trình trong năm 2023 là giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân ít nhất 3%; giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít nhất 5%; và toàn tỉnh có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.


Đắk Nông tập trung nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh. Trọng tâm của kế hoạch là Đắk Nông huy động, tập trung nguồn lực đầu tư trọng tâm, trọng điểm để phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


Đắk Nông tạo thuận lợi để người dân vay vốn xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Nông, sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (gọi tắt là Nghị định 78), dư nợ tín dụng ưu đãi trên địa bàn là hơn 3.500 tỷ đồng, tăng hơn 120 lần so với năm 2004 (thời điểm thành lập tỉnh).



Đề xuất