Ưu điểm và nhược điểm của việc đốt rơm rạ trên ruộng lúa

Ưu điểm và nhược điểm của việc đốt rơm rạ trên ruộng lúa
Đốt rơm rạ trên đồng ruộng có thể diệt trừ được một số loại côn trùng, mầm bệnh, cỏ dại nhưng gây lãng phí rơm rạ
Đốt rơm rạ trên đồng ruộng có thể diệt trừ được một số loại côn trùng, mầm bệnh, cỏ dại nhưng gây lãng phí rơm rạ
* Ưu điểm của việc đốt rơm rạ:
- Giải phóng nhanh mặt bằng đồng ruộng để trồng vụ mới.
- Tiêu diệt một số côn trùng, mầm bệnh, cỏ dại.
- Không tốn kém công di chuyển.
 
Sản xuất nấm được xác định là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm tận dụng tối đa nguyên liệu rơm rạ, góp phần bảo vệ môi trường
Sản xuất nấm được xác định là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm tận dụng tối đa nguyên liệu rơm rạ, góp phần bảo vệ môi trường
* Nhược điểm của việc đốt rơm rạ:
+ Gây ô nhiễm môi trường: Đốt rơm rạ sẽ làm tăng các khí độc hại, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân.
+ Lãng phí rơm rạ: Rơm rạ có thể dùng để ủ phân, làm nấm rơm, làm giấy, ủ thức ăn gia súc, đặc biệt là che phủ đất trồng rau, màu.

Rơm rạ được sử dụng làm thức ăn cho gia súc
Rơm rạ được sử dụng làm thức ăn cho gia súc

 
* Các giải pháp thay thế cho việc không đốt rơm rạ trên đồng ruộng:
 
+ Vùi rơm rạ vào đất: Ngoài một số ưu điểm như diệt cỏ dại, côn trùng, nấm bệnh, duy trì nguồn cung cấp đạm cacbon trong đất với lợi ích lâu dài, cách làm này cũng có một số hạn chế như sau: Khi tưới ngập nước đồng ruộng phát sinh ra khí metan (CH4). Khí metan này gia tăng sẽ gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
+ Dùng làm thức ăn gia súc, làm nấm, phủ đất trồng rau, màu: Phương pháp thay thế đốt rơm rạ là sử dụng rơm rạ làm thức ăn gia súc, dùng để phủ đất trồng rau, màu, làm nấm rơm… Rơm rạ còn được dùng để sản xuất ethanol và sản xuất giấy.

Có thể bạn quan tâm