Tuyên Quang tạo cầu nối cho các sản phẩm nông nghiệp sạch

Ngày 18/5, Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang.

Dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Tuyên Quang cùng các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Hà Nội và một số hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang.

Tuyen Quang tao cau noi cho cac san pham nong nghiep sach hinh anh 1 Ông Michael DC Choi, đại diện của KOTRA giới thiệu các mô hình đầu tư của Chính phủ Hàn Quốc tại Việt Nam. Ảnh: Nam Sương - TTXVN

Dịp này, đại diện Bộ phận Hỗ trợ đầu tư Hàn Quốc KOREA DESK (thuộc Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc KOTRA) đã giới thiệu một số mô hình đầu tư của Chính phủ Hàn Quốc tại Việt Nam, trong đó có các mô hình đầu tư về công nghệ chế biến, sản xuất nông nghiệp.

Ông Michael DC Choi (Bộ phận Hỗ trợ đầu tư Hàn Quốc KOREA DESK) cho rằng, Việt Nam nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng có rất nhiều lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo ông Michael DC Choi, ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất đang là xu thế giúp đẩy mạnh năng lực xuất khẩu. Hàn Quốc hiện đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam, với gần 9.300 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 78,6 tỷ USD lũy kế đến hết tháng 12/2021.

Tuyen Quang tao cau noi cho cac san pham nong nghiep sach hinh anh 2Đoàn công tác đến thăm mô hình sản phẩm về cá của Công ty Cá Duy Phát (Tuyên Quang). Ảnh: Nam Sương - TTXVN

Tại cuộc làm việc, các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang cũng chia sẻ nhiều ý kiến, với mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư vào dây chuyền sản xuất, công nghệ chế biến các sản phẩm nông nghiệp vốn là thế mạnh của địa phương. Qua trao đổi, các doanh nghiệp, hợp tác xã mong muốn có được sự hỗ trợ từ chủ trương, chính sách của tỉnh, đại diện là Hiệp hội Doanh nghiệp, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang nhằm tìm thêm giải pháp giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn nâng cao năng lực sản xuất, công nghệ chế biến, ứng dụng chuyển đổi số thông qua hình thức đào tạo, tham quan, học tập các mô hình hiệu quả.

Tuyen Quang tao cau noi cho cac san pham nong nghiep sach hinh anh 3 Đoàn công tác đến thăm mô hình chăn nuôi trâu bò của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành (Tuyên Quang). Ảnh: Nam Sương - TTXVN

Chiều cùng ngày, đoàn công tác đã đi thăm một số mô hình sản xuất, chế biến nông sản trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, huyện Yên Sơn và Hàm Yên.

Sự kiện cũng là dịp tạo cầu nối cho các sản phẩm nông nghiệp của Tuyên Quang tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường trong nước, cũng như xuất khẩu.

Nam Sương

Tin liên quan

Bình Phước phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao

Với tiềm năng, lợi thế lớn về quy mô sản xuất, khí hậu, thổ nhưỡng, kỹ thuật canh tác và phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, Bình Phước đang tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, từng bước xây dựng một ngành nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao.


Chăn nuôi kết hợp sản xuất nông nghiệp sạch - mô hình phát triển kinh tế bền vững ở Quảng Nam

Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên nông thôn, vùng miền núi phát triển kinh tế bền vững, hiện nay Tổng đội thanh niên xung phong tỉnh Quảng Nam (Tỉnh đoàn Quảng Nam) đang triển khai mô hình chăn nuôi kết hợp sản xuất nông nghiệp sạch cho các hộ dân ở Làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.


Áp dụng bộ tiêu chuẩn thúc đẩy phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ từ sản xuất đến tiêu thụ

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam đang được người sản xuất và người tiêu dùng quan tâm bởi sản xuất nông nghiệp hữu cơ được coi là canh tác an toàn, có kiểm soát và không sử dụng hóa chất từ phân bón, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng… Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam vẫn đứng trước những thách thức, chưa có giải pháp để khuyến khích phát triển.


Làm giàu từ nông nghiệp sạch ở Đắk Tô

Cùng liên kết, hợp tác với nhau để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch và hỗ trợ đưa đầu ra cho sản phẩm ổn định là những giải pháp và hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân tỉnh Kon Tum. Những mô hình này không chỉ góp phần phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo nhanh và bền vững mà còn “sống khỏe” trước sự biến động giá cả của các mặt hàng nông nghiệp.



Đề xuất