Tuyên Quang phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa

Nhằm thúc đẩy phát triển các loại hình thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh Tuyên Quang đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa đến năm 2025.

Tuyen Quang phat trien thuong mai mien nui, vung sau, vung xa hinh anh 1Mô hình trồng dưa lưới trong nhà kín, ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế cao tại xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Quang Cường- TTXVN

Theo đó, chương trình được tỉnh triển khai trên địa bàn 5 huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Na Hang, Chiêm Hóa và Hàm Yên.

Để thực hiện phát triển các loại hình thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, tỉnh Tuyên Quang tập trung vào một số giải pháp như xây dựng và triển khai cơ chế chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, hỗ trợ xây dựng mô hình điểm mua bán hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất và tiêu dùng của miền núi, vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết lập mô hình mua bán, phân phối hàng hóa để kết nối cung cầu, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp quy mô thị trường của từng địa bàn.

Cùng với đó, tỉnh Tuyên Quang khuyến khích, thúc đẩy phát triển các mặt hàng là tiềm năng, lợi thế của địa phương, hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn thiện công nghệ, đăng ký bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ, ghi nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc, xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương.

Đặc biệt hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, kết nối cung cầu sản phẩm vùng miền, chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp xuất khẩu... để quảng bá giới thiệu các sản phẩm hàng hóa và tìm kiếm đối tác, hợp tác phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.

Tới đây, tỉnh Tuyên Quang sẽ tập trung phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ gắn với hoạt động du lịch, xây dựng danh mục dự án đầu tư, thương mại, du lịch và thu hút đầu tư triển khai thực hiện dự án tại các khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.

Mặt khác, khuyến khích phát triển doanh nghiệp là người địa phương tham gia hoạt động thương mại, hỗ trợ kết nối, tạo dựng mối liên kết bền vững giữa các doanh nghiệp thương mại với cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh…Đồng thời, phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, phát triển các mô hình thương mại - dịch vụ gắn sản xuất, chế biến với lưu thông, phân phối hàng hóa tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa…

Tỉnh Tuyên Quang phấn đấu đến năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ở 5 huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Na Hang, Chiêm Hóa và Hàm Yên đạt tăng trưởng bình quân 4,55%/năm; có trên 70% sản phẩm gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đồng thời, phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của tỉnh đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng được đưa vào hệ thống phân phối trong, ngoài tỉnh và hướng đến xuất khẩu.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tỉnh Tuyên Quang đạt 17.458 tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳ; toàn tỉnh có 191 sản phẩm OCOP (đứng thứ 4 trong 14 tỉnh miền núi phía Bắc). Năm 2023, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 29.000 tỷ đồng.

Vũ Quang

Tin liên quan

Hỗ trợ kết nối hiệu quả các sản phẩm miền núi, hải đảo tới tay người tiêu dùng

Ngày 16 tháng 09, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại và Vụ Thị Trường trong nước - Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị "Tuyên truyền, quảng bá hỗ trợ phát triển thương mại miền núi, hải đảo năm 2022". Đây là hoạt động thuộc Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.


Gia Lai khuyến khích phát triển thương mại miền núi

Là một tỉnh có tỷ lệ dân số gần 50% người dân tộc thiểu số, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng triển khai nhiều dự án, chương trình phát triển kinh tế tại vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao đời sống của người dân tộc thiểu số trên địa bàn.



Đề xuất