Tuyên Quang đẩy mạnh tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện nhiều giải pháp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và kiến thức pháp luật hôn nhân và gia đình.

Tuyen Quang day manh tuyen truyen ve tao hon va hon nhan can huyet vung dong bao dan toc thieu so hinh anh 1Hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thôn, bản về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023 tại xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Thu Huyền

Theo Ban Dân tộc, tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh Tuyên Quang có trên 10 nghìn cặp kết hôn,trong đó có 319 cặp vợ chồng tảo hôn chiếm 3,1%/tổng số cặp kết hôn. Riêng 6 tháng đầu năm 2023, Tuyên Quang vẫn còn 59 cặp tảo hôn/1.936 cặp kết hôn, Hệ quả của tảo hôn làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số, nguồn nhân lực và tăng nguy cơ đói nghèo, lạc hậu ở vùng dân tộc thiểu số.

Để hạn chế tình trạng này, tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng các kế hoạch cụ thể thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 - Dự án 9 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về “ Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2023.

Tuyen Quang day manh tuyen truyen ve tao hon va hon nhan can huyet vung dong bao dan toc thieu so hinh anh 2Cán bộ Trạm Y tế xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình, Tuyên Quang tuyên truyền đến người dân về tác hại và hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Ảnh: Thu Huyền

Từ cuối tháng 6/2023 đến nay, tỉnh Tuyên Quang đồng loạt và liên tục tổ chức các Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thông năm 2023 tại địa phương có đông người dân tộc thiểu số sinh sống như huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Sơn Dương,... Các huyện, thành phố cũng triển khai treo pano, áp phích tuyên truyền về Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” tại các khu đông dân cư, thường xuyên có người qua lại..; thi tuyên truyền viên giỏi về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” tại các huyện, bằng hình thức sân khấu hóa, tuyên truyền các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống...

Trong thời gian tới, tỉnh Tuyên Quang tập trung thực hiện các giải pháp cụ thể, đặc biệt chú trọng các hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị, các địa phương, phát huy vai trò của người cốt cán, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong tuyên truyền, vận động về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; gìn giữ và phát huy những phong tục, bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào, loại bỏ những tập quán, hủ tục lạc hậu; tạo sự đồng thuận trong xã hội, thay đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số; góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số.

Tuyen Quang day manh tuyen truyen ve tao hon va hon nhan can huyet vung dong bao dan toc thieu so hinh anh 3Ông Giàng A Chềnh (đứng thứ nhất) người uy tín thôn Tiên Tốc, xã Bình An huyện Lâm Bình, tuyên truyền cho bà con dân tộc Mông các chính sách, pháp luật và ảnh hưởng của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Ảnh: Thu Huyền

Đồng thời, tỉnh Tuyên Quang cũng tích cực tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương.

Cùng với đó, tiếp tục duy trì và triển khai mô hình “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” tại các địa bàn có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao; nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo cấp xã, thôn, bản trong việc tuyên truyền, tư vấn, giải quyết các vụ việc liên quan đến hôn nhân và gia đình tại thôn, bản; tăng cường tiếp cận thông tin và giáo dục cho học sinh người trong độ tuổi từ 13 tuổi đến 18 tuổi hiểu biết về sức khỏe sinh sản và nhận thức về hôn nhân và gia đình....

Thu Huyền

Tin liên quan

Ngăn chặn tảo hôn trong vùng dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La

Nhiều năm qua, tại tỉnh Sơn La, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tại các xã vùng sâu, vùng xa đã phần nào kéo lùi sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để hạn chế tình trạng này, nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên trong việc kết hôn đã được triển khai, tuy nhiên vẫn chưa mang lại nhiều kết quả tích cực.


Nỗ lực đồng hành, ngăn chặn vấn nạn tảo hôn ở Hoàng Su Phì

Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang kéo theo nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội, là lực cản sự phát triển kinh tế, xã hội và chất lượng dân số. Thực trạng này đã xuất hiện từ lâu do quan niệm, tập quán lạc hậu song gần đây lại có trường hợp xuất phát từ nhận thức chưa đúng đắn của một số bạn trẻ vùng cao.


Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã tồn tại lâu đời ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Cao Bằng. Điều này để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, tầm vóc thể hình và là rào cản lớn cho việc học tập, phát triển giáo dục của các bé gái. Tỉnh Cao Bằng đã và đang đề ra nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.



Đề xuất