Tục xuất gia tu hành của thanh thiếu niên Khmer

Xuất gia vào chùa tu hành là một phần đời đáng nhớ thời trai trẻ của mỗi người đàn ông Khmer. Theo quan niệm của đồng bào Khmer, đi tu không phải để trở thành Phật mà để thành người.
Tuc xuat gia tu hanh cua thanh thieu nien Khmer hinh anh 1Xuống tóc (cắt tóc) - nghi thức bắt buộc mà mỗi thanh thiếu niên Khmer đều phải thực hiện khi vào chùa tu hành. Ảnh: Văn Ngọc
 
Tuc xuat gia tu hanh cua thanh thieu nien Khmer hinh anh 2
Trước khi mặc áo cà sa, thanh thiếu niên Khmer được khoác mảnh vải trắng với hàm ý đã lìa cõi tục. Ảnh: Văn Ngọc

Thời gian đi tu không cố định, có người đi tu chỉ vài năm, có người đi tu suốt cuộc đời. Ý nghĩa đặc biệt của việc đi tu là chuẩn bị cho thanh thiếu niên có đủ đạo đức, kiến thức, lòng nhân ái để sau khi rời chùa sẽ biết cách xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa.

Tuc xuat gia tu hanh cua thanh thieu nien Khmer hinh anh 3
Với thanh thiếu niên Khmer, đi tu là được học chữ, học kinh Phật, học tiếng Pali… để trở thành người tốt cho xã hội. Ảnh: Văn Ngọc
 
Tuc xuat gia tu hanh cua thanh thieu nien Khmer hinh anh 4
Cậu bé Sơn Quốc Thịnh, 7 tuổi, người dân tộc Khmer ở ấp An Hiệp, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đang học kinh với hai vị Achar. Ảnh: Văn Ngọc

Trong suốt thời gian đi tu, họ sẽ phải xuống tóc (cắt tóc), sử dụng bộ y (áo cà sa), một chiếc bình bát và đi khất thực (xin cơm) vào mỗi buổi sáng. Cũng như nhiều ngôi chùa Phật giáo Nam tông khác ở Nam Bộ, chùa Bốn Mặt, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) thường xuyên tổ chức lễ đón nhận những thanh thiếu niên Khmer có mong muốn được xuất gia tu hành.
Trần Chí Kông  - Văn Ngọc

Tin liên quan

Nhà giáo của phum sóc Khmer Nam Bộ

Nhà giáo nhân dân (NGND) Lâm Es là niềm tự hào của bà con Khmer, người dân tỉnh Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung về đức tính giản dị của một nhà giáo một đời tự học, một người thầy mẫu mực đã dành gần trọn cuộc đời cống hiến và chăm lo cho công tác giáo dục dân tộc và sự nghiệp giáo dục của địa phương, khu vực và nước nhà. Ông là nhà giáo người dân tộc Khmer đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được phong tặng danh hiệu NGND vào năm 2002.


Văn hóa tín ngưỡng của người Khmer

Đạo Phật đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Khmer. Bởi vậy, ngôi chùa lâu nay đã trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các lễ hội, lưu giữ bản sắc văn hóa, nơi thờ phụng hài cốt của ông bà quá cố…


Dân tộc Khmer

Dân tộc Khmer ở nước ta hiện có khoảng 1,3 triệu người, sống tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Hậu Giang.



Đề xuất