Tục xăm cằm - Nét văn hóa đặc sắc của người Mảng

Tục xăm cằm là nghi thức không thể thiếu của người dân tộc Mảng (Lai Châu). Hành động và hình xăm trên cằm mỗi người không chỉ thể hiện cho sự trưởng thành của người đó mà còn thể hiện tính tâm linh. Đó là biểu tượng của sức mạnh của đấng tối cao, là sự che chở, giúp đỡ cho con người chống lại những rủi ro của thiên nhiên và cầu mong về một đức tính hiền dịu, đảm đang của mỗi người. 
Tuc xam cam - Net van hoa dac sac cua nguoi Mang hinh anh 1
Thầy cúng xăm cằm cho người được xăm.

Trong quan niệm của người Mảng, xăm cằm không chỉ nhắc nhở đến bổn phận của người vợ, người chồng mà còn là sự thiêng liêng, tôn kính. Nếu ai không xăm cằm ngoài việc không khẳng định được sự trưởng thành mà khi chết sẽ không qua được cổng trời. Người không có hình xăm khi chết hồn sẽ không được nhập cùng dòng họ mà phải đi lang thang. Người không có hình xăm, nếu muốn vào cổng trời sẽ phải chịu hình phạt, hồn phải đeo một cái cối giã gạo to mà quai đeo được làm bằng một con rắn hổ mang đeo quanh cổ và phải đi qua cây cầu nhỏ làm bằng một cây gỗ bắc qua một khe sâu không có tay vịn…
 
Bởi lý do trên, thanh niên Mảng khi đến tuổi trưởng thành đều được người già hay bố mẹ nhắc nhở và tổ chức xăm cằm cho.
 
Tuy nhiên do quá trình lao động sản xuất, đời sống khó khăn… tục xăm cằm của người Mảng không được duy trì.
 
Theo những người lớn tuổi ở đây thì người từ 12 tuổi trở nên mới được xăm cằm và ngày chọn để tổ chức lễ xăm cằm phải những ngày đẹp trong tháng 10 âm lịch hàng năm. Tục xăm cằm đã mất đi cách đây khoảng 30 năm. Hiện còn rất ít người có hình xăm còn sống và người nào còn sống thì những xăm đó cũng đã được xăm cách đây từ 30 – 40 năm.
Theo baolaichau.vn
 

Tin liên quan

Dân tộc Mảng

Xưa nay vùng Nặm Ban (Dum Bai) thuộc xã Nặm Ban, huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu vẫn được gọi là "quê hương" của người Mảng. Nhiều truyền thuyết, truyện kể còn lưu truyền cho đến ngày nay giúp chúng ta có thể nhận ra người Mảng là một trong những dân cư bản địa ở vùng Tây Bắc.


Vài nét riêng về dân tộc Mảng

Với dân số chưa đầy 3.000 người, dân tộc Mảng còn có các tên gọi: Mảng Ư, Xá lá vàng (riêng tên gọi Xá lá vàng giống của người La Hủ). Địa bàn cư trú của người Mảng phần lớn ở huyện Mường Tè và huyện Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu; một số ít ở huyện Tủa Chùa và huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên


Nét độc đáo riêng trong đám cưới người Mảng

Tộc người Mảng tập trung chủ yếu ở tỉnh Lai Châu. Từ lâu tộc người này đã được biết tới với những nghi lễ huyền bí và điệu Soỏng nồng say. Ngoài ra, những tập tục cưới truyền thống cũng góp phần tạo nên sự độc đáo trong nét văn hóa chỉ riêng có ở dân tộc Mảng ở Lai Châu.


Người Mảng

Xưa nay vùng Nặm Ban (Dum Bai) thuộc xã Nặm Ban, huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu vẫn được gọi là "quê hương" của người Mảng. Nhiều truyền thuyết, truyện kể còn lưu truyền cho đến ngày nay giúp chúng ta có thể nhận ra người Mảng là một trong những dân cư bản địa ở vùng Tây Bắc.


Lễ ăn cơm mới của người Mảng

Lễ ăn cơm mới “tri xả lẳm mế” của người Mảng là nghi lễ nhằm cảm ơn tổ tiên, thánh thần mang lại mùa màng bội thu, đồng thời “động viên” hồn của các thành viên trong nhà hãy yên tâm ở lại vì đã có lúa mới…


Lễ vào nhà mới dân tộc Mảng

Trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa chào mừng 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam Đoàn nghệ nhân dân tộc Mảng ở xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã giới thiệu với đông đảo người dân Thủ đô và du khách một nghi lễ độc đáo “Lễ vào nhà mới”.



Đề xuất