Tục thờ cúng của người Hoa ở Kiên Giang

Hoạt động văn hóa tín ngưỡng của người Hoa ở Kiên Giang hướng đến việc tri ân các bậc tiền nhân, cầu mong mọi người được an lành, kinh doanh phát đạt...
Tỉnh Kiên Giang hiện có khoảng 40.000 người Hoa sinh sống tập trung ở các huyện Vĩnh Thuận, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, Tân Hiệp, Phú Quốc, thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá.

Tuc tho cung cua nguoi Hoa o Kien Giang hinh anh 1
Người Hoa ở Kiên Giang dù sinh sống, làm ăn ở đâu vẫn luôn giữ được truyền thống thờ cúng. 
Theo ông Lâm Trường Phong, Hội trưởng Hội tương tế người Hoa thành phố Rạch Giá cho biết: “Dù sinh sống, làm ăn ở đâu, người Hoa nơi đây vẫn giữ truyền thống thờ cúng”.

Tuc tho cung cua nguoi Hoa o Kien Giang hinh anh 2
Vịt, heo quay là những lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng. 
Theo đó, Tết Nguyên đán thường kéo dài từ 30/12 đến 16 tháng Giêng âm lịch. Trọng tâm ngày Tết là đêm giao thừa, mọi nhà đều thắp hương vào đúng 12 giờ đêm, cầu mong sức khỏe, làm ăn phát đạt.

Tuc tho cung cua nguoi Hoa o Kien Giang hinh anh 3
Người Hoa ở Kiên Giang rất coi trọng tục thờ cúng. 
Lễ Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng) diễn ra từ 14 - 16 tháng Giêng cũng là lễ lớn trong năm của người Hoa.

Hiện nay, Lễ Nguyên tiêu còn được tổ chức tại thị xã Hà Tiên với nhiều hoạt động đặc sắc như: ngắm trăng làm thơ, thi vẽ tranh ông đồ…

Tuc tho cung cua nguoi Hoa o Kien Giang hinh anh 4
Ông Bổn là một trong những vị thần được người Hoa ở Kiên Giang thờ cúng. 
Ngoài ra, trong năm, người Hoa ở Kiên Giang còn có các ngày lễ, như: Lễ vía ông Bổn (thổ thần), Lễ vía ông Bắc Đế, Lễ vía bà Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa cậu), Lễ Đoan Ngọ, Lễ Thanh Minh, Lễ đưa và rước ông Táo…
 
Lê Sen

Tin liên quan

Dân tộc Hoa

Người Hoa di cư đến Việt Nam vào những thời điểm khác nhau từ thế kỷ XVI, và sau này vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ XX.


Người Hoa

Người Hoa ở vùng nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, coi lúa nước là đối tượng canh tác chính. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn, họ làm nghề dịch vụ, buôn bán...


Tết Nguyên tiêu của người Hoa

Sau Tết Nguyên đán, cộng đồng người Hoa nô nức vui xuân, chờ đón Tết Nguyên tiêu. Tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Thượng nguyên là lễ hội truyền thống của người Hoa được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng.


Tết của người Hoa ở Chợ Lớn

Ngay từ những ngày đầu tháng 12 dương lịch, bà con người Hoa ở khu vực Chợ Lớn, Thành phố Hồ Chí Minh (khách du lịch gọi là China town) đã tưng bừng các hoạt động chào đón năm mới…



Đề xuất