Tục giữ lửa ngày Tết

Tục giữ lửa ngày Tết
Trong tâm niệm của người Thái xứ Nghệ, lửa chính là cánh cửa vô hình, giúp họ có thể truyền đạt nguyện vọng với các bậc thần làng, hoàng làng, trao đổi tâm tư với tổ tiên, với những người đã khuất. Lửa được xem là chìa khóa mở cánh cửa ngăn cách giữa cõi âm và cõi dương, là vật dụng để họ hướng về nguồn cội.
 
Lửa được xem là chìa khóa mở cánh cửa ngăn cách giữa cõi âm và cõi dương, là vật dụng để họ hướng về nguồn cội, chính vì thế được thắp suốt bàn thờ gia tiên người Việt suốt 3 ngày Tết.
Lửa được xem là chìa khóa mở cánh cửa ngăn cách giữa cõi âm và cõi dương, là vật dụng để họ hướng về nguồn cội, chính vì thế được thắp suốt bàn thờ gia tiên người Việt suốt 3 ngày Tết.

Chính vì lửa có một tầm quan trọng sâu sắc từ trong ý niệm bao đời như thế nên phong tục giữ lửa đêm 30 Tết được ra đời và truyền lại cho đến ngày nay. Họ quan niệm rằng, giữ được lửa từ đêm 30 cho đến hết ngày mùng 1 Tết chính là giữ lại được sự no ấm, sung túc, giữ lại được sự may mắn, giúp người thân đã khuất có thể về đây tụ hội, thu hút sự chú ý của thần linh, ban may mắn cho gia đình. Để chuẩn bị cho ngọn lửa được đỏ, than được hồng mãi trong đêm 30 Tết, củi được lựa chọn rất kỹ lưỡng, phải là củi to, chắc, thẳng, đượm lửa và than phải hồng được lâu. Người Thái cũng quan niệm củi có bền chặt, than có đỏ hồng mãi thì tình cảm gia đình mới vững chắc, bền lâu. Mỗi người chọn cho mình 2 khúc củi to, đem về phơi khô. Việc phơi cũng phải tính toán sao cho vừa nắng để lửa cháy to nhưng than không bị tàn sớm.

Đêm 30 Tết, sau khi cúng cuối năm, cả nhà quây quần bên bếp lửa vui vẻ trò chuyện, cùng mong cho những điều xấu, đen đủi năm cũ qua mau, may mắn, hạnh phúc đến trong năm mới. Trong ánh lửa bập bùng, trong tiếng lửa tí tách những bài nhuôn, bài suối được cất lên với những nhắn nhủ của bố mẹ đến con cái, mong con cái sống vui vẻ, làm ăn phát đạt, con trẻ chóng lớn; con cái thì hát mong bố mẹ năm mới mạnh khỏe, sống lâu...

Dùng củi to để đun bánh chưng vốn là hình ảnh quen thuộc với người Việt.
Dùng củi to để đun bánh chưng vốn là hình ảnh quen thuộc với người Việt.

Trâu đầy sàn nhà, gà đầy chuồng to. Thời điểm Giao thừa qua, trước khi chuẩn bị đi ngủ, để ngọn lửa được giữ mãi trong đêm, người phụ nữ trong gia đình có nhiệm vụ vùi tro làm sao cho sáng hôm sau bếp vẫn đượm lửa. Quan niệm của người Thái cho rằng nếu bếp tàn thì mang lại điều đen đủi, gia đình năm mới không được yên ấm, no đủ. Là người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc bếp núc nên việc giữ lửa được giao cho họ. Vì thế, vùi tro như thế nào để lửa cháy, than hồng mãi qua đêm 30 Tết là cả một nghệ thuật của người phụ nữ Thái.

Sáng mùng một Tết, mọi thành viên trong gia đình cùng dậy sớm để chuẩn bị mâm cúng đầu năm. Người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình có trách nhiệm khơi tro để ngọn lửa tiếp tục bùng cháy, sửa soạn mâm cúng đầu năm mới.

Đã bao đời nay, tộc người Chứt (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) có phong tục giữ cho ngọn lửa không được tắt trong những ngày Tết Nguyên đán. Theo quan niệm của đồng bào, lửa cháy trong 3 ngày Tết mang lại một năm nhiều an lành. Đêm Giao thừa, cả gia đình sum vầy bên bếp lửa bập bùng. Khi mâm cơm cúng ông bà hạ xuống, họ cùng nâng chén rượu, chúc năm mới mọi sự bình yên, làm ăn phát đạt, mọi điều tốt đẹp. Trước khi đi ngủ, những phụ nữ lớn tuổi sẽ vùi thêm than hồng vào tro nóng, để lửa vẫn cháy mãi trong ba ngày Tết. Ba ngày Tết vẫn giữ lửa, đỏ suốt đêm để mong muốn cho ông bà chiều ý mình, cầu cho mình may mắn hơn, giàu có, làm ăn phát đạt. Nếu như lửa bị tắt, năm đó gia đình, bản làng sẽ gặp điều không may, mùa màng thất bát. Vì vậy, mỗi gia đình đều phải chọn khúc củi tốt, lửa đượm, than lâu tàn để giữ lửa qua đêm.

Bếp lửa có ý nghĩa quan rọng trong đời sống của đồng bào vùng cao.
Bếp lửa có ý nghĩa quan rọng trong đời sống của đồng bào vùng cao.

Hơn 40.000 người Nguồn, tộc người chiếm khoảng 80% dân số ở huyện vùng cao Minh Hóa (Quảng Bình) vẫn giữ mãi phong tục giữ lửa ngày Tết. Theo quan niệm của người Nguồn, thần lửa là vị vua cao nhất. Trong dịp Tết, Vua bếp lên thiên đình đón xuân với Ngọc hoàng nên không thể bảo vệ và che chở được cho gia chủ. Vì vậy, người Nguồn phải đốt lửa lên để sưởi ấm, để thần lửa che chở và phù hộ. Theo lời ông bà bảo lại, giữ lửa là để giữ hơi ấm, ánh sáng,  truyền cái tốt đẹp từ năm cũ qua năm mới. Lửa cháy mãi thì gia đình sẽ ăn ra làm nên, có của để của dành trong năm tới. Có lửa sẽ có ánh sáng, tức trong nhà lúc nào cũng sáng sủa, xua đi bóng tối. Tục này có từ xa xưa và năm nào nhà ông bà cũng làm từ năm này sang năm khác và truyền lại cho con cái khi ra ở riêng.

Lửa có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân Việt. Hiện nay, nhiều người sử dụng bếp ga nhưng trong nhà vẫn có 1 bếp củi để nướng thức ăn, chủ yếu là ngô và có bếp củi để giữ lửa ngày Tết, bởi họ quan niệm, trong ngày Tết điều quan trong nhất là lửa phải cháy trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới (tức đêm Giao thừa), nếu không giữ được thì báo hiệu một điềm xui xẻo.

Theo thegioidisan.vn

Có thể bạn quan tâm