Trưng bày chuyên đề “Câu chuyện từ những dòng sông”

Ngày 15/6, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế phối hợp với Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương khai mạc trưng bày chuyên đề “Câu chuyện từ những dòng sông”.

Trung bay chuyen de “Cau chuyen tu nhung dong song” hinh anh 1Cắt băng khai mạc trưng bày. Ảnh: Tường Vi – TTXVN.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế Nguyễn Đức Lộc cho biết, với gần 300 hiện vật, trưng bày được xem như mảnh ghép quan trọng trong bức tranh chung về di sản văn hóa, ghi lại sự hiện diện của các nền văn hóa qua các thời kỳ lịch sử, cũng như quá trình hình thành, phát triển của vùng đất Cố đô Huế xưa. Trưng bày lần này không chỉ đánh thức trong mỗi chúng ta hoài niệm về những dòng sông đã đi vào lịch sử mà còn là dịp hội tụ của những người yêu quê hương, yêu văn hóa Huế có thêm điều kiện gặp gỡ, trao đổi, giao lưu văn hóa. Điều đó khẳng định tiềm năng và nội lực văn hóa của người dân Huế vô cùng to lớn, cần được tôn vinh để phát huy giá trị.

Trưng bày chuyên đề “Câu chuyện từ những dòng sông” tập trung vào 2 chủ đề chính. Chủ đề thứ nhất là “Sông Hương kể chuyện” giới thiệu những hiện vật gốm thời Lý, Trần, Lê sơ cho đến nhà Nguyễn từ thế kỷ XI đến thế kỷ XX được tìm thấy dưới dòng sông Hương (thành phố Huế). Các hiện vật gốm thời kỳ này cũng mang nhiều nét đặc trưng gắn bó mật thiết với người dân Việt Nam nói chung và người dân vùng đất Cố Đô nói riêng.

Trung bay chuyen de “Cau chuyen tu nhung dong song” hinh anh 2Trưng bày giúp các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu quý trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản dưới nước. Ảnh: Tường Vi – TTXVN
Trung bay chuyen de “Cau chuyen tu nhung dong song” hinh anh 3 Khách tham quan trưng bày. Ảnh: Tường Vi – TTXVN. 
Trung bay chuyen de “Cau chuyen tu nhung dong song” hinh anh 4Du khách chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn những cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Ảnh: Tường Vi – TTXVN.

Chủ đề thứ hai “Dấu tích xưa bên dòng Ô Lâu” giới thiệu bộ sưu tập gốm với các loại hình phong phú, có niên đại từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XX được phát hiện dưới dòng sông Ô Lâu, chủ yếu mang đặc trưng của lò gốm Phước Tích, Mỹ Xuyên. Những hiện vật này mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, là minh chứng khẳng định cho sự phát triển các làng nghề truyền thống của vùng đất Thừa Thiên - Huế, là cơ sở về mặt khoa học và lịch sử quan trọng phục vụ trong công tác nghiên cứu.

Hoạt động trưng bày lần này giúp các nhà nghiên cứu và du khách đến với Thừa Thiên - Huế có điều kiện chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn những cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và có thêm tư liệu quý trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản dưới nước của dân tộc Việt Nam nói chung và Thừa Thiên - Huế nói riêng. Đồng thời góp phần tri ân các nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật - những người đã có những đóng góp vào công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của các cổ vật trong thời kỳ hiện nay.

Trưng bày chuyên đề “Câu chuyện từ những dòng sông” diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế đến hết ngày 15/7.

Tường Vi

Tin liên quan

Nỗ lực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Cố đô Huế

Ngày 10/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (10/6/1982-10/6/2022), đánh dấu một chặng đường quan trọng trên hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản vật thể và phi vật thể của triều Nguyễn được Tổ chức UNESCO vinh danh.


Giới thiệu những sách cổ, quý, từ các triều vua Nguyễn

Ngày 20/4, tại lầu Tàng Thơ (thành phố Huế, Thừa Thiên - Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2022. Mở đầu là hoạt động trưng bày triển lãm với chủ đề “Quốc Sử Quán triều Nguyễn với việc biên soạn chính sử - kết nối dòng chảy nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa Huế” .


Thừa Thiên - Huế: Người “giữ lửa” lò ngói gốm men Cung đình

Xuất thân từ một người làm du lịch nhưng “cơ duyên” đã đưa ông Đặng Uyển ở phường Thuận Hòa, thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) gắn bó với xưởng sản xuất ngói gốm và đã phục chế thành công những viên ngói tráng men hoàng lưu ly và thanh lưu ly, một loại ngói được lợp trên mái của các cung điện xưa. Trên hành trình đến với nghề ngói gốm cung đình gặp không ít lần thất bại, nhưng bằng tình yêu nghề và yêu văn hóa truyền thống dân tộc, ông Đặng Uyển đã vực dậy xưởng gốm thành công, tạo ra những viên ngói chất lượng cao, góp phần vào quá trình trùng tu những công trình di tích quan trọng thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản Văn hóa Thế giới.


Xây dựng hồ sơ di sản tư liệu cho bảo vật quốc gia Cửu đỉnh

Với những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo và duy nhất, bảo vật quốc gia Cửu đỉnh được đặt tại sân Thế Tổ Miếu, Đại Nội Huế đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hoàn thành việc xây dựng hồ sơ gửi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xem xét cho ý kiến trước khi đệ trình UNESCO công nhận Cửu đỉnh là Di sản tư liệu thế giới.



Đề xuất