Trồng lúa hữu cơ có lãi đến 45 triệu đồng/ha

Hàng trăm hộ nông dân chuyên sản xuất mô hình lúa hữu cơ kết hợp nuôi tôm càng xanh ở xã đảo Long Hòa, Hòa Minh huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh phấn khởi vì mùa vụ trồng lúa ST.24 năm nay trúng mùa, được giá.

Ông Nguyễn Văn Nhanh, Bí thư Đảng ủy Long Hòa cho biết, năm nay nhờ thời tiết thuận lợi năng suất lúa hữu cơ đạt bình quân 5,5 tấn/ha. Cùng đó, UBND xã Long Hòa ký kết được với 3 đơn vị gồm Công ty Minh Trung, Công ty Thiên Sinh và Công ty Châu Hưng hợp đồng bao tiêu toàn bộ diện tích 101 ha lúa hữu cơ giá lúa tươi 11.000 đồng/kg, cao gần 2 lần so lúa thường. Với giá lúa này, nông dân đạt lợi nhuận từ 35 – 45 triệu đồng/ha, cao hơn từ 20 – 25 triệu đồng/ha so lúa thường.

Trong lua huu co co lai den 45 trieu dong/ha hinh anh 1 Nông dân huyện Châu Thành chăm sóc diện tích lúa Đông Xuân 2022-2023. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Ông Nguyễn Văn Huệ, Phó Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tiến Thành, xã Long Hòa cho biết, mô hình trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi tôm càng xanh ở xã Long Hòa là phương thức chuyển đổi cơ cấu sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân liên tục trong nhiều năm qua. Bình quân, trên diện tích 1 ha sản xuất, cùng với nguồn thu từ lúa hữu cơ, sản lượng tôm càng xanh nuôi cho thu hoạch khoảng 550 kg/vụ. Tính tổng lợi nhuận của mô hình sản xuất lúa hữu cơ - tôm xanh, nông dân thu lãi ròng từ 150 – 200 triệu đồng/ha/năm.

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi tôm càng xanh vừa bảo vệ môi trường, cung ứng sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, đảm bảo tính bền vững so với nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo phương thức bán thâm canh và thâm canh nhiều rủi ro do nuôi tôm 2 – 3 vụ/năm.

Theo ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông tỉnh Trà Vinh, Trà Vinh có nhiều vùng đất sản xuất có đủ điều kiện để phát triển mô hình trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi thủy sản để tăng thu nhập. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn tìm doanh nghiệp ký kết bao tiêu đầu ra cho lúa hữu cơ nên mô hình sản xuất này phát triển chưa nhiều.

Ngành nông nghiệp tỉnh đã có kế hoạch phát triển một số vùng sản xuất tập trung lúa chất lượng cao; trong đó, diện tích lúa hữu cơ được tổ chức sản xuất 1.000 ha và phấn đấu đến năm 2030 là 2.500 ha. Các địa phương trong tỉnh được quy hoạch, bố trí sản xuất lúa hữu cơ chủ yếu trên tại các huyện Châu Thành, Trà Cú và Cầu Ngang.

Ngành nông nghiệp tỉnh đang cùng các địa phương và các sở, ngành chức của tỉnh đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp về mặt kỹ thuật trồng trọt, chế biến, bảo quản…, đủ điều kiện và được chứng nhận tiêu chuẩn như: VietGAP, HACCP, ISO… và tiêu chuẩn tương đương khác.

Hiện tại, tỉnh đã thành lập Tổ công tác hỗ trợ xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Với Hợp tác xã Tiến Thành, ở xã Long Hòa, huyện Châu Thành đang được hỗ trợ thực hiện Đề án” Xây dựng, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm lúa, gạo hữu cơ huyện Châu Thành ”.

Phúc Sơn





Tin liên quan

Trà Vinh chuyển đổi đất trồng mía sang cây trồng khác cho lợi cao

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú, năm 2022, nông dân ở vùng nguyên liệu mía trong huyện tiếp tục chuyển đổi hơn 115 ha đất trồng mía sang nuôi trồng cây, con khác, nâng tổng số đất trồng mía được chuyển đổi gần 4.000 ha. Bình quân, đất trồng mía chuyển đổi sản xuất cho lợi nhuận 150 triệu đồng/ha/năm.


Trà Vinh nuôi cá lóc lãi 40 – 50 triệu đồng/1.000 m2 mặt nước

Nông dân chuyên nghề nuôi cá lóc ở tỉnh Trà Vinh hiện đang vào kỳ thu hoạch tập trung cuối mùa vụ năm 2022 và rất phấn khởi vì giá cá thương phẩm đang được thương lái thu mua 45.000 – 48.000 đồng/kg, cao hơn so thời điểm tháng 11/2022 từ 5.000 – 8.000 đồng/kg. Với mức giá cá lóc thương phẩm hiện tại, người nuôi có lãi bình quân khoảng 13.000 – 15.000đồng/kg, tương đương 40 – 50 triệu đồng/1.000 m2 mặt nước.


Nông dân Trà Vinh nuôi cua biển mang lại lợi nhuận cao

Năm 2022, nông dân ở các huyện ven biển Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh thả nuôi hơn 131 triệu con cua biển giống, trên diện tích hơn 23.270 ha mặt nước ao hồ, tăng hơn 1.000 ha so năm 2021. Nhờ giá cua thương phẩm năm 2022 luôn ở mức cao, nên nông dân nuôi cua biển thu được lợi nhuận từ 150 – 200 triệu đồng/ha/năm.



Đề xuất